Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Cách Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Vụ Hè-Thu

Cách Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Vụ Hè-Thu
Ngày đăng: 30/07/2013

Do điều kiện thời tiết vụ lúa hè-thu thường có nhiều dịch hại phát triển, cần lưu ý một số đối tượng gây hại sau:

* Giai đoạn đầu vụ chú ý bù lạch thường tấn công mạnh ở những ruộng bị thiếu nước, những ruộng xì phèn, khô hạn, sự phá hại của bù lạch làm cây sinh trưởng phát triển kém. dùng các loại thuốc:Ankamec, Roofer, Emagold, Brightin, Cacbosan, Map Jono, Map Winner…

* Rầy nâu: để phòng trừ rầy nâu cần thực hiện đúng lịch thời vụ, gieo sạ đồng loạt, né rầy dựa vào bẩy đèn của từng khu vực. rầy nâu hại thường gây ra bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. dùng chế phẩm Nấm Xanh Metarhiziumđể phòng trừ rầy nâu và các loại côn trùng gây hại khác.

* Nhện gié: thường xuất hiện khi có các đợt nắng nóng, khô hạn, ruộng gieo sạ quá dầy, và tấn công lúa từ 30 ngày trở lên. dùng các loại thuốc: Ankamec, Roofer, Emagold, Brightin, Abatin, Kumulus.

* Các loại bệnh hại: bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bệnh đốm vằn, bệnh lem lép hạt…. Để phòng trừ đạo ôn cổ bông nên phun trước và sau khi lúa trổ dùng các loại thuốc Beam,  Fujione, Hagro-Blast…

Thu hoạch bảo quản  lúa:

Nên thu hoạch lúa vừa đủ độ chín (85-90% chín) sẽ cho năng suất và chất lượng cao nhất khi 2/3 số hạt trên bông cái đã chín, lúa có màu vàng rơm. Khi cắt lúa xong nên gom suốt ngay, không nên để mớ ngoài đồng quá lâu sẽ làm giảm màu sắc hạt lúa cũng như chất lượng hạt gạo.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Vàng Lùn Lùn Xoắn Lá Trên Lúa Bệnh Vàng Lùn Lùn Xoắn Lá Trên Lúa

Bệnh vàng lùn do vi rút Rice Grassy Stunt Virus (RGSV) gây ra. Virut này xâm nhập vào cây lúa và gây bệnh thông qua môi giới là Rầy nâu (Nilaparvata lugens). Bệnh được phát hiện đầu tiên ở vùng Khu 4 cũ và sau này lây lan ra khắp các tỉnh trong cả nước, nhưng gây hại chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu long.

28/10/2013
Để Hạt Lúa Giống Nảy Mầm Đều Hơn Để Hạt Lúa Giống Nảy Mầm Đều Hơn

ĐBSCL đang bước vào thu hoạch lúa đông xuân và đang chuẩn bị xuống giống vụ xuân hè. Ở những vùng có đê bao, chủ động bơm tưới nước thường làm 3 vụ/năm, vì thế lịch thời vụ rất khẩn trương. Thường là sau khi thu hoạch lúa đông xuân, đa số nông dân đốt đồng và dùng ngay lúa mới thu hoạch (vì vụ này ít người có hạt giống cũ) để làm giống sạ cho vụ mới, trong đó có nhiều người sạ chui (đốt đồng, không xới đất) nên từ khi thu hoạch đến khi xuống giống vụ mới chưa tới 10 ngày.

28/10/2013
Nguy Cơ Bùng Phát Một Số Dịch Bệnh Trong Vụ Lúa Thu Đông Nguy Cơ Bùng Phát Một Số Dịch Bệnh Trong Vụ Lúa Thu Đông

Đến nay, nông dân TP Cần Thơ đã xuống giống được hơn 55.800 ha lúa thu đông 2012. Các trà lúa đang trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh đến làm đòng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của một số loại dịch bệnh hại lúa, nhất là bệnh đạo ôn, đã và đang đe dọa làm giảm năng suất lúa trong vụ thu đông này…

28/10/2013
Biện Pháp Phòng Chống Rét Cho Lúa Đông Xuân Biện Pháp Phòng Chống Rét Cho Lúa Đông Xuân

Vụ đông xuân tại các tỉnh miền núi phía Bắc thường phải đối diện với thời tiết rét đậm, rét hại khiến nhiều diện tích mạ và lúa mới cấy bị chết.

17/07/2013
Rầy Nâu Hại Lúa Rầy Nâu Hại Lúa

- Trứng rầy nâu có dạng ”quả chuối tiêu”, mới đẻ trong suốt, gần nở chuyển màu vàng và có hai điểm mắt đỏ. Trứng rầy nâu đẻ thành từng ổ từ 5-12 quả nằm sát nhau theo kiểu ”úp thìa”, đầu nhỏ quay vào trong, đầu to quay ra ngoài biểu bì ngoài của bẹ lá. - Rầy non rất linh hoạt, mới nở có màu xám trắng, tuổi 2-3 trở lên có màu nâu vàng, trong điều kiện mật độ cao có màu nâu sẫm.

29/10/2013