Lúa sạch hữu cơ ST24 đạt tiêu chuẩn ORGANIC USDA & EU

DN Hồ Quang Trí và Tổ hợp tác ấp Thanh Hóa, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng thực hiện sản xuất lúa ST 24 theo quy trình hữu cơ, áp dụng theo mô hình lúa - tôm...
Ruộng lúa ST24 sản xuất theo quy trình canh tác hữu cơ
Giống lúa ST24 của DN tư nhân Hồ Quang Trí (Sóc Trăng) – Top 3 “Gạo ngon nhất thế giới năm 2017” vừa trải qua quá trình đánh giá, phỏng vấn từ đơn vị chứng nhận Control Union Viet Nam (Co.LTD) đạt tất cả các yêu cầu chỉ số theo tiêu chuẩn từ đồng ruộng, nhà máy và phân tích mẫu lúa để cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ORGANIC USDA & EU.
Trong năm 2017, DN Hồ Quang Trí và Tổ hợp tác ấp Thanh Hóa, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng thực hiện sản xuất lúa ST 24 theo quy trình hữu cơ, áp dụng theo mô hình lúa - tôm (mùa khô 2017 nuôi tôm thẻ chân trắng, mùa mưa nuôi tôm càng xanh xen canh ruộng lúa). Có 15 hộ nông dân tham gia sản xuất lúa hữu cơ trên diện tích 9,5ha, trong đó hộ ông Phạm Văn Sơn canh tác 0,5ha. Lúc mới cấy lúa vài ngày lô ruộng của ông Sơn không được đánh giá cao, nhưng tới kỳ thu hoạch đứng đầu bảng năng suất, đạt 6,2 tấn/ha (lúa tươi).
Theo cán bộ kỹ thuật và nông dân trực tiếp tham gia trồng lúa hữu cơ, trước đó đất và nước trong khu vực sản xuất đã được lấy mẫu kiểm tra đạt yêu cầu. Trong quá trình canh tác, đơn vị đánh giá kiểm tra nghiêm ngặt từng lô đất sản xuất; phỏng vấn nghiêm túc 14/15 hộ nông dân (90 điểm) đạt yêu cầu về tính chấp hành kỹ thuật thuật canh tác. Đặc biệt kết quả kiểm tra qua 255 điểm chỉ số đều không phát hiện có dư lượng hoạt chất thuốc BVTV.
Theo DN Hồ Quang Trí, vụ sản xuất lúa ST 24 theo quy trình hữu cơ vừa thu hoạch, sản lượng đạt khoảng 50 tấn lúa. Dự kiến sau quá trình chế biến, đóng gói sản phẩm gạo sạch hữu cơ sẽ kịp chào hàng bán vào dịp chợ tết Mậu Tuất.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục BVTV tỉnh Nam Định, từ đầu vụ ĐX 2017 - 2018 đến nay, đơn vị này đã tiến hành thu thập 116 mẫu rầy, 50 mẫu lúa, 35 mẫu lúa chét và 13 mẫu ngô

Mô hình cho thấy sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình đã cho kết quả khá rõ, không chỉ giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, khỏe, cứng, chống đổ ngã

Trên 35ha lúa xuân (chủ yếu là giống VTNA2) tại xã Hưng Hoà, TP Vinh (Nghệ An) bị vàng úa và kém phát triển.

Thông thường hiệu quả sử dụng phân urê chỉ 40% thì hiệu quả sử dụng phân kali lên đến 60%. Khi bón kali vào đất thì thường bị keo đất hấp thu

Khả năng chống đổ, chống bệnh khô vằn, đạo ôn lá tốt hơn so giống lúa tại địa phương. Đặc biệt, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt ở ruộng đất phèn…