Trang chủ / Rau củ quả / Dưa leo (Dưa chuột)

Cách Ngăn Ngừa Dưa Chuột Đắng

Cách Ngăn Ngừa Dưa Chuột Đắng
Ngày đăng: 22/12/2011

Mấy năm gần đây, vấn đề liên quan đến quả dưa chuột bị đắng đang ngày càng trở nên bức thiết, đã kìm hãm sự phát triển ngành trồng dưa. Trong quá trình sản xuất, phát sinh tập trung vào gốc dưa thời kỳ ra hoa và thân cây thời kỳ kết quả. Vị đắng của quả dưa chuột phát sinh ở gần vùng cuống quả, còn phần đỉnh quả rất ít xuất hiện triệu chứng này.

Nguyên nhân phát sinh là do bón quá nhiều phân đạm khiến thân cây mọc dài quá, vị trí quả mọc không được gọn gàng, các quả ra ở phần nhánh cây hoặc phần thân cây yếu thì dễ bị đắng.

Gặp thời tiết ít nắng, nhiệt độ thấp: Trong quá trình phát triển của quả lại gặp những hôm thời tiết ít nắng, nhiệt độ thấp, đặc biệt là những hôm trời âm u, hệ rễ dưa chuột có bị tổn thương, sự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng kém khiến tốc độ sinh trưởng phát triển của quả dưa bị chậm lại, bộ rễ cây dưa và bộ phận cuống quả dưa tích tụ càng nhiều chất gây vị đắng khiến quả dưa trở nên đắng.

Thiếu nước, khô hạn trong một thời gian dài: Thời gian từ lúc trồng tới khi thu hoạch dưa chuột đợt đầu thông thường là 25 – 30 ngày. Trước khi thu hoạch dưa người dân thường khống chế nước ruộng dưa, nếu như thời gian khống chế nước quá dài cũng có thể khiến dưa chuột chuyển sang vị đắng.

Biện pháp phòng trừ: Trước tiên cần lựa chọn các giống dưa ít bị đắng. Khi trồng dưa cần gia tăng quản lý nhiệt độ cho dưa, thời kỳ hạt nảy mầm và thời kỳ đầu kết quả cần duy trì nhiệt độ trên 13oC, sau thời kỳ dưa kết quả cần khống chế nhiệt độ ở mức dưới 32oC; thường xuyên tưới nước, tránh để cây dưa ở tình trạng thiếu nước, khống chế nước thời kỳ thu hoạch cũng cần hợp lý; cung cấp nguyên tố khoáng chất hợp lý cho cây, khi bón phân cần nắm chắc tỷ lệ N:P:K lần lượt là 5:2:6, tránh bón quá nhiều hoặc quá ít phân đạm; sau thời kỳ cây sinh trưởng cần tưới phân vào lá cây để bảo đảm sự phát triển khỏe mạnh cho cây.


Có thể bạn quan tâm

Sâu Ăn Tạp Gây Hại Dưa Leo Sâu Ăn Tạp Gây Hại Dưa Leo

Thành trùng là 1 loài bướm đêm màu nâu đen, cánh trước có những hình dáng rất phức tạp. Ở 1/3 kể từ gốc cánh có 1 vệt trắng từ mép cánh trước đến giữa cánh. Khi đậu cánh xếp hình mái nhà, vệt sáng tạo trên cánh giống hình chữ V. Cánh sau màu trắng bóng có ánh tím

09/11/2011
Kỹ Thuật Trồng Dưa Chuột Kỹ Thuật Trồng Dưa Chuột

2Lúa giới thiệu kỹ thuậ trồng dưa chuột (Dưa Leo). Đặc điểm của dưa chuột là hạt phát triển chậm hơn so với thịt trái. Khi trái có màu vàng là thời kỳ phát triển của hạt dưa chín già. Khi trái có màu rêu sẫm, cuống trái và trái héo là lúc đã chín sinh lý.

15/01/2011
Trồng Dưa Chuột Nhật, Lãi Gấp 3 Dưa Thường Trồng Dưa Chuột Nhật, Lãi Gấp 3 Dưa Thường

Nông dân miền Bắc trồng các giống dưa chuột của Nhật Bản do Cty TNHH Pacific (TP Hoà Bình) cung ứng để SX nguyên liệu XK đang có một vụ thu hoạch dưa bội thu

09/05/2011
Rầy Mềm Hại Dưa Leo Rầy Mềm Hại Dưa Leo

Rệp trưởng thành và rệp non cơ thể đều rất nhỏ, hình quả lê trần trụi và mềm, màu vàng nhạt hoặc xanh đen. Rệp sống tập trung thành đám đông ở chồi non và ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, aphids chích hút nhựa làm cho ngọn dưa chùn lại, cây sinh trưởng kém, mật độ rệp cao có thể làm khô cả lá

09/11/2011
Sâu Ăn Lá Gây Hại Sâu Ăn Lá Gây Hại

Bướm trưởng thành có thân dài khoảng 10mm, khi đậu cánh xếp hình tam giác có vệt màu trắng ở giữa, mép cánh màu nâu đen. Trứng nhỏ màu trắng nhạt, đẻ rời rạc từng trứng ở mặt dưới lá trên đọt và lá non. Mỗi con cái có thể đẻ 340 – 510 trứng

09/11/2011