Giống dưa leo Cúc 71
Giống dưa leo F1 Cúc 71 có dạng cây đứng, sinh trưởng mạnh, nhánh gọn, thân lá xanh đậm, leo giàn cao. Quả thon dài kích thước 20 - 22 cm.
Hầu hết các giống rau ăn quả cao cấp đang phổ biến trong SX nông nghiệp hiện nay đều có nguồn gốc nước ngoài do DN trong và ngoài nước nhập khẩu, phân phối tại VN.
Giống Cúc 71 là một trong số ít giống dưa leo mang thương hiệu Việt do chính Cty CP Giống cây trồng miền Nam nghiên cứu, lai tạo và phóng thích thành công ra thị trường trong nhiều năm qua. Điều này khảng định đẳng cấp và năng lực của một DN khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giống dưa leo F1 Cúc 71 có dạng cây đứng, sinh trưởng mạnh, nhánh gọn, thân lá xanh đậm, leo giàn cao. Quả thon dài kích thước 20 - 22 cm, khối lượng quả 140 - 160 gr, vỏ quả màu xanh đậm. Thời gian thu hoạch kéo dài, năng suất cao (40 - 50 tấn/ha) tùy từng vụ và điều kiện thâm canh.
Bên cạnh những đặc tính nông học trên, giống Cúc 71 còn có một số đặc tính quý, tạo nên tính khác biệt của giống. Trên quả có gai màu xanh vì thế khi để lâu hoặc bảo quản trong tủ lạnh không bị nhũn. Theo ông Lê Minh Chánh, GĐ Trung tâm Nghiên cứu của SSC, để chuyển được từ gai màu đen sang màu xanh các nhà khoa học của SSC đã phải mất hai năm nghiên cứu và thực hiện. Chất lượng thương phẩm của dưa leo Cúc 71 đạt đỉnh cao về chất lượng như đặc ruột, ăn giòn, ngon có mùi thơm và vị đậm được các nhà hàng khách sạn tiêu thụ với số lượng lớn.
Báo cáo kết quả trình diễn vụ xuân hè 2011 tại Bình Xuyên, Vĩnh Phúc của Trung tâm Khuyến nông tỉnh đánh giá: Giống Cúc 71 leo giàn cao 2 - 2,5 m, bản lá to, xanh đậm, phân nhánh nhiều, ngọn vươn mạnh, ít sâu bệnh, hoa cái nhiều, thời gian bắt đầu thu quả là 35 - 40 ngày sau gieo, tỷ lệ quả thương phẩm cao, dạng quả thuôn dài, có gai xanh, ăn giòn, cùi dày, ngon. Bán được giá hơn các giống dưa khác.
Anh Đỗ Tiến Bảy một nông dân trồng dưa leo thâm niên ở xã Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên cho biết, so với các giống dưa leo Thái cùng chủng loại thì Cúc 71 hay hơn nhiều: Thời gian thu bền, rải rác cây lâu tàn. Cúc 71 luôn đứng đầu về chất lượng, nhiều nắng mà vẫn không bị đắng. Dễ bán, giá bán bao giờ cũng cao hơn các giống khác từ 1.000 - 2.000 đ/kg, tính ra 1 sào thu nhập ít nhất 10 triệu đồng. Giống dưa chuột Cúc 71 đã được nông dân đón nhận đưa vào SX đại trà khắp các vùng miền liên tục trong nhiều năm liền như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hưng Yên, Thái Nguyên, Hà Nội… với quy mô diện tích ngày càng tăng.
Để đảm bảo năng suất, chất lượng quả và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, chúng tôi trân trọng giới thiệu kỹ thuật canh tác giống dưa leo Cúc 71:
Thời vụ: Các tỉnh phía Bắc: Có thể trồng từ tháng 2 - 10 dương lịch, vụ xuân hè (chính vụ) gieo tháng 2 - 5 dương lịch; vụ thu đông gieo tháng 7 - 10 dương lịch.
Các tỉnh phía Nam: Có thể gieo trồng quanh năm.
Làm đất: Làm đất tơi xốp, lên luống cao 20 - 25 cm, trồng luống đơn rộng 0,8 - 1m, luống đôi rộng 1,5 - 1,8m. Bón lót phân chồng hoai (tro trấu). Nên trải màng phủ đất (hướng mặt trắng lên trên) để xua đuổi côn trùng, hạn chế thất thoát phân bón, giúp rễ phát triển tốt, kéo dài thời gian thu quả.
Gieo trồng: Cần 1.000 - 1.200 gr hạt giống/ha. Ngâm ủ hạt giống cho nứt nanh rồi đem gieo, 1 - 2 hạt/hốc. Cây cách cây 40 cm. Gieo thêm 10% số bầu để dặm.
Phân bón: Lượng phân và cách bón (kg/ha).
Loại phân | Khối lượng (kg) | Bón lót (kg) | Bón thúc (ngày sau gieo) | ||
7-10 | 15-20 | 30-35 | |||
Vôi | 500-1,000 | 500-1,000 | - | - | - |
Phân chuồng | 20,000 | 20,000 | - | - | - |
NPK 16:16:8 | 550 | 200 | - | 100 | 200 |
Urê | 50 | - | 50 | - | - |
Kali | 100 | - | - | - | 50 |
- Bón vôi trước lúc làm đất, chuẩn bị đất xong mới bón NPK.
- Bón lót, cần trộn đều phân NPK 16:16:8, với phân chuồng, bón vào luống rồi phủ bạt nilông.
- Bón thúc giai đoạn 7 - 10 ngày sau gieo nên pha loãng (tỷ lệ 0,5 kg ure + 0,5 kg DAP trong 100 lít nước) để tưới gần gốc.
- Các lần bón thúc sau, nên bón phân giữa 2 hàng cây hay 2 bên mép luống, sau bón phân phủ đất kín.
Làm giàn: Giàn cao 2,5 - 2,7m. Có thể làm giàn vuông hay giàn chữ A, bằng nứa hay bằng lưới cước.
Chăm sóc: Chủ động tưới tiêu hợp lý, tránh khô hạn kéo dài hoặc ngập úng sau khi mưa.
Phun Supermes mỗi tuần một lần giai đoạn cây ra hoa giúp tăng năng suất, chất lượng quả.
Phòng trừ sâu bệnh: Cần phòng trừ sâu bệnh sớm. Dưa leo thụ phấn nhờ côn trùng tránh phun thuốc vào buổi sáng khi có hoa nở.
Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết chọn các thuốc ít độc hại với thiên địch, gia súc gia cầm và con người. Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học ( vi sinh và thảo mộc) thuốc ít độc, thuốc có thời gian phân hủy nhanh và thời gian cách ly ngắn. Các loại thuốc được khuyến cáo sử dụng để phòng trị một số sâu bệnh phổ biến như Vitaco (phòng trừ vẽ bùa, bọ trĩ). Ridomin trừ bệnh sương mai, vàng lá và bệnh phấn trắng. Liều lượng và cách sử dụng đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì.
Thu hoạch: Dưa cho thu hoạch sớm 35 - 40 ngày sau khi gieo. Nên thu trái mỗi ngày để quả ngon và cây sung sức, kéo dài thời gian thu quả. bà con nên thu liên tục hàng ngày tuổi quả 5 - 7 ngày kể từ khi ra hoa, thu hái nhẹ nhàng tránh đứt dây và cuống.
Có thể bạn quan tâm
Thu hoạch khi trái vừa đạt độ chín sinh lý (5 – 7 ngày tuổi), vẫn còn màu phấn trắng ở trên trái, trái cỡ 15 – 25 cm tuỳ giống, thu hoạch vào buổi sáng
Cây dưa chuột được trồng vào vụ đông, từ đầu tháng 9 dương lịch đến cuối tháng 11; vụ xuân, từ tháng 1 dương lịch đến tháng 3; thời gian sinh trưởng
Làm phên che gió bắc cho dưa chuột trồng trong mùa đông, kết hợp hun khói trong ruộng, lợi nhuận sẽ tăng gấp 5 - 10 lần so với trồng dưa chính vụ.