Cách Ngăn Ngừa Dưa Chuột Đắng
Mấy năm gần đây, vấn đề liên quan đến quả dưa chuột bị đắng đang ngày càng trở nên bức thiết, đã kìm hãm sự phát triển ngành trồng dưa. Trong quá trình sản xuất, phát sinh tập trung vào gốc dưa thời kỳ ra hoa và thân cây thời kỳ kết quả. Vị đắng của quả dưa chuột phát sinh ở gần vùng cuống quả, còn phần đỉnh quả rất ít xuất hiện triệu chứng này.
Nguyên nhân phát sinh là do bón quá nhiều phân đạm khiến thân cây mọc dài quá, vị trí quả mọc không được gọn gàng, các quả ra ở phần nhánh cây hoặc phần thân cây yếu thì dễ bị đắng.
Gặp thời tiết ít nắng, nhiệt độ thấp: Trong quá trình phát triển của quả lại gặp những hôm thời tiết ít nắng, nhiệt độ thấp, đặc biệt là những hôm trời âm u, hệ rễ dưa chuột có bị tổn thương, sự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng kém khiến tốc độ sinh trưởng phát triển của quả dưa bị chậm lại, bộ rễ cây dưa và bộ phận cuống quả dưa tích tụ càng nhiều chất gây vị đắng khiến quả dưa trở nên đắng.
Thiếu nước, khô hạn trong một thời gian dài: Thời gian từ lúc trồng tới khi thu hoạch dưa chuột đợt đầu thông thường là 25 – 30 ngày. Trước khi thu hoạch dưa người dân thường khống chế nước ruộng dưa, nếu như thời gian khống chế nước quá dài cũng có thể khiến dưa chuột chuyển sang vị đắng.
Biện pháp phòng trừ: Trước tiên cần lựa chọn các giống dưa ít bị đắng. Khi trồng dưa cần gia tăng quản lý nhiệt độ cho dưa, thời kỳ hạt nảy mầm và thời kỳ đầu kết quả cần duy trì nhiệt độ trên 13oC, sau thời kỳ dưa kết quả cần khống chế nhiệt độ ở mức dưới 32oC; thường xuyên tưới nước, tránh để cây dưa ở tình trạng thiếu nước, khống chế nước thời kỳ thu hoạch cũng cần hợp lý; cung cấp nguyên tố khoáng chất hợp lý cho cây, khi bón phân cần nắm chắc tỷ lệ N:P:K lần lượt là 5:2:6, tránh bón quá nhiều hoặc quá ít phân đạm; sau thời kỳ cây sinh trưởng cần tưới phân vào lá cây để bảo đảm sự phát triển khỏe mạnh cho cây.
Có thể bạn quan tâm
Trái dưa bị chai nhỏ, còi cọc không phát triển được, làm giảm năng suất rất nhiều. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để phòng trị chúng?
Triệu chứng đặc trưng của bệnh thường thể hiện rõ nhất ở trên lá là những đốm nhỏ màu xanh vàng hoặc màu nâu nhạt, hình đa giác hoặc hình bất định, nằm rải rác
Nếu sử dụng thêm phân bón lá thì giảm lượng bón phân gốc 15-20% và ngừng phun xịt trước khi thu hoạch quả 7-10 ngày
Bệnh sương mai phát triển từ mặt dưới lá, phía trên lá có những chấm nhỏ màu vàng, về sau lớn dần trở thành màu nâu, dọc theo gân lá có hình đa giác
Sâu non có màu xanh lá cây nhạt, trên lưng có 2 sọc trắng chạy dọc cơ thể. Nhộng màu nâu đen. Sâu non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, nhả tơ cuốn lá non