Trang chủ / Cây lương thực / Trồng ngô

Cách Khắc Phục Hiện Tượng Bắp Không Hạt

Cách Khắc Phục Hiện Tượng Bắp Không Hạt
Ngày đăng: 26/10/2013

Hiện tượng bắp trồng không có hạt đã khiến nông dân nhiều vùng lao đao. Nguyên nhân thường do chất lượng giống nhưng theo các nhà chuyên môn, một phần bắp trồng không kết hạt là do điều kiện canh tác và kiến thức của người trồng. Xin giới thiệu một số biện pháp khắc phục hiện tượng này.

Thời tiếtĐiều kiện thời tiết bình thường, cờ bắp tung phấn sớm hơn, bắp phun râu 1-3 ngày và chỉ trong 2 ngày đầu bắp phun râu, hơn 90% râu bắp được thụ phấn. Nhưng với thời tiết biến đổi quá nóng, quá khô (xảy ra từ 15 ngày trước trổ cờ, phun râu) sẽ thúc cờ trổ sớm hơn, thời gian tung phấn rút ngắn lại, trong khi râu bắp phun ra muộn tạo nên sự lệch pha giữa tung phấn và phun râu nên việc thụ phấn khó thành. Ở nước ta, thời tiết khô và nóng thường xảy ra từ tháng 3-4 ở miền Nam, tháng 6-7 ở miền Trung và tháng 7-8 ở miền Bắc. Nếu bắp trổ cờ phun râu vào thời gian này thì hiện tượng bắp không hạt xảy ra là bình thường.Muốn tránh hiện tượng này, bà con không nên xuống giống bắp vào thời gian từ 15-1 đến tháng 2 dương lịch ở miền Nam, tháng 4-5 ở miền Trung và tháng 5-6 ở miền Bắc.Tưới tiêu- Nước tưới: Nếu hạn hán gay gắt để đất thiếu nước trầm trọng thời kỳ 1-2 tuần trước khi trổ, cờ vẫn phát triển nhưng không có khả năng tung phấn, nếu khô hạn lúc trổ cờ phun râu thì râu khô, làm cho sự thụ phấn rất khó xảy ra, bắp sẽ rất ít hạt hoặc không kết hạt. Nếu chỉ thiếu nước giai đoạn sau khi thụ phấn xong, hạt vẫn hình thành, nhưng bắp và hạt phát triển kém, năng suất giảm mạnh.- Tiêu nước: Là cây trồng cạn, bộ rễ của bắp không ưa úng nước. Nếu ngập 1-2 tuần trước trổ cờ, cây lá vẫn xanh, nhưng rễ bị thối, không còn hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng, sự thụ phấn cũng khó xảy ra như lúc bị hạn.Kỹ thuật- Dinh dưỡng giữ vai trò chủ lực trong sự thục phấn, kết hạt, trong đó lân giữ vai trò quan trọng. Đất chua phèn, xám bạc màu, đất triền dốc... đều thiếu lân trầm trọng. Cây bắp thiếu lân lá xuất hiện sọc tím, thân nhỏ, rễ phát triển kém, dẫn đến bắp nhỏ, đầu bắp không hạt, hạt nhỏ, năng suất kém. Nhiều ruộng đất bạc màu, lâu ngày không bón phân hữu cơ hoặc đất lấy từ đào ao nuôi cá (rất nghèo dinh dưỡng), cây bắp phát triển yếu kém, còi cọc, bắp nhỏ và không kết hạt.- Để bắp phát triển mạnh, cho năng suất cao, cần bón phân hữu cơ, bón lót phân lân, bón đầy đủ, cân đối phân N-P-K.- Mật độ gieo trồng cũng ảnh hưởng lớn đến sự thụ phấn, kết hạt. Với bắp lai, nếu gieo mật độ quá dày (mỗi hốc 2-3 hạt), thân cây thon yếu, lá che bóng rợp nhiều, bắp nhỏ, hạt thưa thớt. Vì vậy phải gieo đúng mật độ. Sâu bệnh- Giai đoạn trước và trong khi trổ cờ phun râu, nếu bị sâu đục thân, mắt thân ngay dưới lá mang bắp, sâu ăn phá râu bắp trước khi thụ phấn, sự thụ phấn khó xảy ra, bắp rất ít hạt.- Cờ nhú ra gặp lúc nắng hạn, rầy mềm (rầy nhớt, rệp cờ) phát triển rất nhanh, chích hút nhựa nuôi cờ, nếu không phòng trừ kịp thời, cờ thiếu dinh dưỡng, khó tung phấn, hạt rất thưa thớt. Để ngừa các loại sâu rầy, nên rải thuốc hạt Basudin, Furadan, Regent... vào loa kèn giai đoạn cây 7-8 lá và trước trổ cờ.Tóm lại, bắp kết hạt không bình thường hoặc không có hạt phần lớn do yếu tố ngoại cảnh và điều kiện canh tác, xảy ra nghiêm trọng ở giai đoạn 2 tuần trước trổ cờ đến thời gian trổ cờ phun râu, nếu biết cách phòng tránh sẽ không bao giờ có hiện tượng bắp không ra hạt.

Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Giống Ngô Lai Siêu Ngọt Sugar 75 Của Mỹ Kỹ Thuật Trồng Giống Ngô Lai Siêu Ngọt Sugar 75 Của Mỹ

Giống ngô lai Sugar 75 có sức sinh trưởng khoẻ, phát triển nhanh, thời gian thu hoạch sớm, có thể trồng nhiều vụ trong năm, cho bắp to, tỉ lệ đóng bắp cao, chắc, đều hạt. Hạt có hàm lượng đường cao, phù hợp cho ăn tươi, làm nguyên liệu chế biến thực phẩm đóng hộp.

27/07/2013
Giảm Bệnh Nghẹt Rễ Cho Ngô Đông Giảm Bệnh Nghẹt Rễ Cho Ngô Đông

Cây ngô vụ thu đông trồng trên chân đất hai vụ lúa vào tháng 9-10 ở các tỉnh đồng bằng, trung du miền núi phía Bắc nếu lúc trồng gặp thời tiết bất lợi mưa nhiều, đất ướt gí chặt, thiếu dưỡng khí thường bị bệnh nghẹt rễ hại nặng. Bệnh nghẹt rễ làm cây ngô sinh trưởng kém, năng suất, chất lượng cuối vụ bị giảm đáng kể.

12/08/2013
Kinh Nghiệm Bảo Quản Ngô Quy Mô Nông Hộ Kinh Nghiệm Bảo Quản Ngô Quy Mô Nông Hộ

Trong quá trình bảo quản hạt ngô thường bị một số hiện tượng sau: Bị nhiễm mốc, lên men, sâu mọt, tự bốc nóng. Để tránh hiện tượng trên bà con cần thực hiện theo các bước sau:

26/10/2013
Mật Độ Và Khoảng Cách Trồng Ngô Mật Độ Và Khoảng Cách Trồng Ngô

giống ngô MSB49 ở các mật độ 9,52 vạn cây/ha (70x15cm), 7,14 vạn cây/ha (70x20cm) và 5,7 vạn cây/ha (70x25cm). Kết quả cho thấy: ở mật độ 9,52 vạn cây/ha với mức phân bón 120 N : 80 P205 : 40 K20 cho năng suất cao nhất (55,30 tạ/ha) và ở mật độ 5,7 vạn cây/ha cho năng suất thấp nhất.

28/10/2013
Phòng Trừ Sâu Đục Thân Cây Ngô Phòng Trừ Sâu Đục Thân Cây Ngô

Sâu đục thân cây ngô có tên kkoa học là Ostrinia nubilalis, là loại sâu hại rất phổ biến trên ngô. Ngoài ra, chúng còn sống và đục thân trên các loại cây khác như cao lương, kê, bông vải, đay và một số cây thuộc họ hòa thảo khác. ở nước ta, sâu đục thân ngô thường gây hại nặng ở nhiều vùng và trong mọi mùa vụ.

01/08/2013