Các Loại Sâu, Bệnh Hại Ngô Và Biện Pháp Phòng Trừ
1. Sâu hại ngô
*Sâu xám (Agrotisypsilon)
Sâu xám thường hại chủ yếu ở thời kỳ cây còn non. Sâu thường gây hại vào ban đêm. Sâu cắn ngang cây non, sau đó lôi c mồi xuống đất để ăn.
Sâu xám phá hại ngô mạnh từ lúc mọc mầm đến 5-6 lá khi cây 7 - 8 lá sâu xám đục gốc vào bên trong ăn phần mềm ở giữa làm cây bị héo và chết.
Biện pháp phòng trừ:
Làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại
- Gieo đúng thời vụ, tập trung.
- Dùng bẫy b chua ngọt để diệt ngài sâu xám - làm mồi bẫy b theo công thức: Nước mật (hoặc nước đường) 400gr + dấm 400cc + rượu 100cc + 100cc nước +5gr thuốc Padan khuấy đều thành hỗn hợp phun lên bó rm rạ, cắm quanh bờ ruộng, mỗi sào cắm 1 - 2 b.
- Bắt bằng tay vào buổi sáng sớm.
- Dùng 1-1,5 kg Basudin 10H hoặc 0,7 kg Diaphos trộn với đất bột để rắc theo hàng cho 1 sào.
* Sâu đục thân
Sâu đục thân hại ngô trong suốt quá trình sinh trưởng và hại ở tất c các bộ phận từ thân, lá, bắp. Khi cây còn nhỏ, sâu đục vào nõn làm chết điểm sinh trưởng. Khi cây lớn sâu đục vào thân làm cn trở quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng, nếu gặp gió bão cây sẽ bị gãy. Khi trỗ cờ sâu đục vào cờ làm gãy cờ, đục vào bắp làm thối bắp.
Biện pháp phòng trừ
- Gieo đúng thời vụ, xử lý đất, đốt thân lá ngô của vụ trước, diệt sạch cỏ dại.
- Dùng 20 đến 30 gam Padan 95 hoặc dùng từ 1gam đến 1,5 gam thuốc Regent 800WG pha với 20 lít nước phun cho 1 sào khi sâu non mới nở. Ngoài ra có thể dùng thuốc dạng hạt như: Basudin 10H, Diaphos 10H rắc 4 - 5 hạt vào nõn.
* Rệp cờ ngô
Rệp chủ yếu hại lá ngô. Khi ngô trỗ cờ, rệp chích hút dịch lá bao cờ, làm lá bạc trắng và bao phấn bị khô dẫn đến thiếu phấn. Rệp còn hại râu ngô làm râu bị khô không có kh năng thụ phấn.
Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, diệt môi giới truyền rệp.
- Trồng ngô với mật độ hợp lý, thường ở những ruộng ngô trồng với mật độ cao thì rệp hại nặng hn.
- Dùng các loại thuốc đang phổ biến như Mospilan 3EC, Trebon 10EC phun 35-55 ml/ sào.
2. Bệnh hại ngô
* Đốm lá lớn
Bệnh xuất hiện ở lá dưới, lan dần lên lá trên, vết bệnh trên lá thường nhỏ và tròn sau chuyển sang bầu dục và lớn lên rất nhanh. Vết bệnh dài tới 10 cm hình thoi, màu nâu hoặc màu xám. Nếu bệnh nặng các vết liên kết nhau làm cho toàn bộ lá bị khô táp. Trời ẩm trên vết bệnh có một lớp mốc đen.
Biện pháp phòng trừ:
- Luân canh ngô với các cây trồng khác, không nên trồng 2 - 3 vụ ngô liên tục.
- Bón phân cân đối và đầy đủ.
- Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước nóng 520C trong 10 phút hoặc 540C trong 5 phút. Dùng Zinep 80WP ở nồng độ 0,3% hoặc dùng Carbenzim 500FL với lượng 0,4 -0,5 lít/ha.
* Bệnh khô vằn
Vết bệnh khô vằn có hình dáng kiểu da báo (hình đám mây) trên bẹ lá lẫn phiến lá gây thối khô vỏ thân làm cây dễ đổ. Lúc mới xuất hiện vết bệnh có màu xám xanh, sau thành nâu có viền nâu đậm.
Biện pháp phòng trừ:
- Luân canh ngô với các cây trồng nước hoặc trước mỗi vụ trồng ngô để ruộng ngập nước, tăng cường bón vôi và kali.
- Khi nấm mới xâm nhiễm có thể bỏ bớt những lá bị bệnh làm thông thoáng trong quần thể ruộng ngô. Dùng 60 cc đến 70cc thuốc Validacin 3% hoặc dùng từ 20 cc đến 30 cc thuốc Anvil 5SC pha với 20 lít nước phun cho 1 sào. Phun khi bệnh mới xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm
Ngô ngọt có thời gian sinh trưởng ngắn (từ 67-85 ngày tùy thời tiết). Cây cao 2-2,2m, vị trí đóng bắp thấp, nên khả năng chống đỡ tốt. Ngô ngọt trồng được quanh năm, cho năng suất cao từ 650-800kg/sào Bắc bộ. Ngoài thu bắp, ngô ngọt còn cho một lượng thức ăn xanh từ 2,5-3 tấn/sào, tính kháng bệnh cao.
Ngô cung cấp lương thực đảm bảo cuộc sống cho người dân, nhất là người dân ở các huyện vùng cao, vùng sâu và là nguồn thức ăn tinh, thô xanh phục vụ cho ngành chăn nuôi. Nhưng trên thực tế trong sản xuất, người dẫn còn gặp nhiều tổn thất về sản lượng, chất lượng của hạt ngô do quá trình thu hoạch, bảo quản.
Trong những năm gần đây, nông dân trồng bắp trên các vùng chuyên canh đang phải đối phó với một bệnh khá nghiêm trọng trên cây bắp. Nhiều nông dân buộc phải hủy bỏ hoặc gieo trồng cây khác, dùng thuốc bảo vệ thực vật nhưng kết quả không như mong muốn. Đó là bệnh sọc lá bắp. Sau đây là một số thông tin giúp bà con nông dân phòng ngừa bệnh hại này hiệu quả hơn.
Thiếu đạm: Triệu chứng của cây bắp khi thiếu đạm là các lá dưới bắt đầu bị vàng đi ở chóp lá và lan dần dọc theo gân lá chính. Vì đạm là một chất dinh dưỡng di động trong cây nên các dấu hiệu thiếu đạm sẽ chuyển dần lên các lá trên và các lá dưới sẽ chết trước. Có thể phân tích hàm lượng đạm trong tế bào lá ngoài đồng bằng cách dùng các chất chỉ thị hóa học hay bằng các dụng cụ đo lường điện tử để chẩn đoán sự thiếu đạm. Thiếu đạm sẽ làm chết cây con, trái nhỏ và hạt lép nhiều sẽ dẫn đến năng suất thấp.
Trong việc trồng ngô theo mật độ, khoảng cách và kỹ thuật bón phân được quy định trên bao bì, anh Trần Xuân Cảnh ở thôn Lương Gián, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã có cách đặt mầm hạt nên chỉnh được hướng tán lá sau mọc và đạt hiệu quả cao.