Phòng Trừ Bệnh Bạch Tạng Trên Cây Ngô
Bệnh bạch tạng được gọi với nhiều tên khác nhau như: Mốc sương, Java downy mildew. Bệnh gây hại khá phổ biến trên ngô từ trung du cho đến đồng bằng. Trong năm, bệnh gây hại tập trung trong khoảng tháng 10 đến tháng 2, 3 dương lịch. Do nhiệt độ thấp về đêm, sáng có sương mù, ẩm độ cao. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Cây bệnh có thể xuất hiện rất sớm, khi bắp có 2-3 lá thật, và có thể kéo dài đến trổ cờ. Triệu chứng điển hình là vết sọc vàng dài, mặt dưới và trên vết bệnh có mốc trắng (là những bào tử lây nhiễm). Cây nhiễm nặng lá màu trắng bạc, lùn và chết dần.
Bệnh do nấm Slerospora maydis gây ra, theo ghi nhận gần đây bệnh gây hại nặng trên các giống ngô trắng nù địa phương, nhất là trên diện tích trồng có mật độ cao.
Bệnh bạch tạng phát tán lây nhiễm bằng bào tử, hoặc hạt giống nhiễm.
2- Phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng.
- Gieo trồng đồng loạt.
- Không chọn giống từ cây nhiễm bệnh.
- Nên xử lý giống trước khi gieo với thuốc trừ bệnh Manthane M 46, Juliet 80 WP.
- Không trồng liên tục nhiều vụ, luân canh với cây khác họ nhất là cây lúa.
- Bón phân NPK, không bón nhiều phân đạm.
- Sử dụng thuốc khi mới phát hiện như Manthane M46, Juliet 80WP phun kỹ, Foraxyl 35 WP, đều 2 mặt lá, nếu cần thiết nên xử lý lần 2, lần 3 sau đó 5 đến 10 ngày.
Đối với vùng chuyên canh ngô thì phòng ngừa bệnh là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng suất sau này, phun ngừa định kỳ. Trong đó biện pháp kỹ thuật canh tác là yếu tố quyết định đến áp lực bệnh, do đó điều cần thiết khi gieo trồng ngô chuyên canh bà con chú ý đến khâu sửa soạn đất, giống, và thời vụ tập trung để giảm áp lực bệnh. Như thế chúng ta sẽ giảm được chi phí sản xuất, tăng chất lượng thương phẩm, cuối cùng là tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Trong việc trồng ngô theo mật độ, khoảng cách và kỹ thuật bón phân được quy định trên bao bì, anh Trần Xuân Cảnh ở thôn Lương Gián, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã có cách đặt mầm hạt nên chỉnh được hướng tán lá sau mọc và đạt hiệu quả cao.
Ngô là cây trồng có tiềm năng năng suất rất cao, đồng thời cũng lại có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Hiện tại trên thế giới năng suất kỷ lục của ngô là 212 tạ/ha (7,8 tạ/sào Bắc Bộ) và với năng suất này thì nhu cầu về dinh dưỡng rất lớn. Tuy nhiên, trung bình với năng suất 6 tấn/ha, cây ngô hút 155kg N (337kg urê), 60kg P2O5 (360kg supe lân) và 115kg K2O (192kg kali clorua), còn nếu tính cho 1 sào Bắc Bộ thì với năng suất 220kg cần 12,5kg đạm urê, 13kg supe lân và 7kg kali clorua.
I. Đặc điểm: - Thời gian sinh trưởng từ 90 – 95 - Chiều cao cây: 180 – 200 cm - Chiều cao đóng trái: 90 – 95 cm - Dạng hạt nửa đá, răng ngựa, màu vàng da cam
* Cách bón: phân chuồng vôi, phân lân bón lót toàn bộ. Làm cỏ bón phân lần 1: 10 – 12 ngày sau gieo, bón 1/4 lượng phân đạm,làm cỏ bón phân lần 2: sau gieo 22 – 25 ngày bón 1/2 lượng đạm và 3/4 lượng Kali, vun gốc cao. Bón phân lần 3: 45- 50 ngày sau gieo bón nốt lượng phân còn lại.
Bắp non hay còn gọi là bắp rau là sản phẩm rau cao cấp được ưa chuộng trên thị trường quốc tế và trong nước. Bắp non ngày càng được tiêu thụ mạnh, vì bắp non vừa ngon vừa bổ lại vừa an toàn hơn so với các loại rau khác. Tuy nhiên, trồng bắp non không phải chỉ đơn giản là trồng bắp rồi thu hoạch lúc non là được, mà nó đòi hỏi phải tuân thủ theo một quy trình kỹ thuật riêng, kết hợp với giống bắp thích hợp mới cho ra sản phẩm bắp non vừa ngon, mẫu mã vừa đẹp và đạt năng suất cao đúng quy cách phẩm chất với yêu cầu ăn tươi và chế biến đóng hộp.