Chữa Ngộ Độc Sắn Ở Lợn

Ngộ độc sắn thường xảy ra ở lợn, đặc biệt là ở vùng trung du, miền núi, nơi trồng nhiều sắn.
1.Nguyên nhân
Nguyên nhân lợn bị ngộ độc sắn chủ yếu là do lợn ăn sắn có cả vỏ. Vỏ sắn có chứa nhiều axit xyanhydric (HCN). Chất này rất độc đối với cơ thể vì nó có khả năng tác động làm ngừng hoạt động men peroxydaza. Khi đó Hemoglobin không kết hợp được với oxy và cũng không giải phóng được nhóm cacboxy ra khỏi Hemoglobin nên lượng cacboxy - Hemeglobin (Hb-COO) ngày càng tăng trong máu. Sự tăng quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể dẫn tới các phản ứng oxy hóa khử của quá trình sinh tổng hợp hoặc quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ không thực hiện được.
Lợn tử vong trong trạng thái tế bào, mô bào thiếu oxy, biểu hiện con vật toàn thân tím tái, máu đen sẫm do lượng CO2 trong máu quá nhiều. Ngoài ra lợn còn bị ngộ độc do ăn phải các loại thức ăn, nước uống bị phun thuốc trừ sâu như DDT, 666, Diptex… Các loại thuốc độc này có tác dụng phong bế hoạt động của hoạt chất trung gian hóa học giữa các đầu nối dây thần kinh đó là Cholinesteraza.
Trong trường hợp này, thần kinh giao cảm bị kích thích, con vật sùi bọt mép, đồng tử co hẹp, toát mồ hôi, nhu động ruột tăng và tăng bài tiết phân, nước tiểu. Mặt khác thuốc độc tác động hủy hoại tế bào gan, làm cho gan mất khả năng giải độc những chất độc do quá trình trao đổi chất sinh ra. Do đó, gia súc ngộ độc thuốc sâu chết nhanh hơn nếu không được cấp cứu kịp thời.
2.Điều trị
Để điều trị ngộ độc nói trên, trước hết phải hủy bỏ những thức ăn bị nhiễm độc và loại trừ những thức ăn có độc mà lợn đã ăn vào cơ thể bằng biện pháp gây nôn. Thường dùng Apomocphin với liều 20mg/con. Sau đó dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Chữa ngộ độc sắn
Bột dong ta (củ hoàng tinh) 100g
Nước sạch 200ml
Rửa sạch, giã nhuyễn, hòa với nước và lọc lấy nước cho lợn uống một lần. Sau đó cứ cách 1 giờ cho uống một lần. Thường sau 30-60 phút sẽ có hiệu quả.
Bài 2:
Mật mía hoặc đường các loại 100g
Nước sạch 300ml
Hòa tan mật mía với nước cho uống liên tục trong ngày.
Bài 3:
Lá khế giã nhuyễn 500g
Nước sạch 300ml
Lá khế rửa sạch, giã nhỏ, hòa với nước và vắt lấy nước cho uống liên tục trong ngày.
* Ta có thể dùng phương pháp tây y để cấp cứu bệnh súc theo nguyên tắc giải độc chung.
-Rửa sạch dạ dày, ruột để đẩy hết chất độc trong ống tiêu hóa.
-Sử dụng các thuốc chống trụy tim mạch, suy hô hấp như Cafein, Spactein, Adrenalin…
-Trợ lực bằng dung dịch Glucoza ưu trương và các vitamin cần thiết.
Có thể bạn quan tâm

LVN-10 là giống ngô lai do Viện nghiên cứu ngô tạo ra, là giống ngô cho năng suất cao nhất hiện nay ở nước ta, màu và dạng hạt đẹp, độ đồng đều cao, chịu hạn, chịu chua phèn, chống đổ tốt, ít nhiễm sâu bệnh. LVN-10 thích ứng với mọi vùng sinh thái trong cả nước, nếu gieo trồng vào thời vụ thích hợp và có điều kiện thâm canh cao thì hiệu quả càng lớn.

Để làm tăng năng suất ngô, ngoài các biện pháp kỹ thuật chủ yếu như chọn giống tốt, sạch sâu bệnh, bón phân hợp lý và khoa học, tưới tiêu và chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của ngô….thì một số biện pháp kỹ thuật tuy đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng năng suất ngô, sau đây xin giới thiệu đến bà con nông dân:

Triệu chứng và mức độ gây hại: Đối với cây ngô, rệp ngô (Aphis maydis) là một trong những loại sâu hại quan trọng. Rệp hút nhựa ở trên nõn ngô, bẹ lá, bông cờ, lá bi, làm cho cây ngô mất hết dinh dưỡng, trở nên gầy yếu, bắp bé đi, chất lượng hạt xấu kém. Ngô bị hại lúc còn non có thể không ra bắp được. Rệp phá hại làm giảm năng suất và phẩm chất ngô rõ rệt. Ngoài gây hại trực tiếp rệp ngô còn được coi là một loài môi giới truyền bệnh virus gây bệnh khảm lá và bệnh đốm lá trên ngô.

Cỏ dại luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trồng trọt đặc biệt là trồng lúa. Hiểu biết rõ về cỏ dại, nhà nông sẽ quản lý tốt cây trồng bằng những biện pháp phòng trừ cỏ dại thích hợp, có hiệu quả, góp phần làm giảm chi phí sản xuất.

Ngô là cây dễ trồng, nhưng các khâu kỹ thuật chăm sóc thế nào để đạt năng suất cao, chất lượng hạt tốt, nhất là thời kỳ chuẩn bị thu hoạch thì không phải ai cũng biết và làm đúng.