Cách Hạn Chế Lúa Đẻ Nhánh Vô Hiệu

Cây lúa có khả năng đẻ nhánh rất lớn, tuy nhiên số nhánh hữu hiệu (nhánh cho bông), chỉ đạt tỷ lệ 20-30%. Những nhánh vô hiệu (nhánh không trổ bông) với số lượng lớn sử dụng nhiều dinh dưỡng làm tăng chi phí phân bón, tăng diện tích lá, tăng độ ẩm không khí trong ruộng là điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh phát triển gây hại cho mùa màng.
Xin giới thiệu cách hạn chế đẻ nhánh vô hiệu cho lúa xuân.
Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu bằng cách bón phân đạm sớm, bón tập trung: Phân urê thường được bón lót sâu với lượng 30-50% (tổng lượng bón cho lúa vụ xuân 6-12kg/sào Bắc bộ 360m2) cho lúa trước khi cấy và bón thúc sớm 60-40% lượng đạm sau cấy 15-20 ngày khi lúa bén rễ hồi xanh.
Tuy nhiên với những loại đất cát pha, đất cát khả năng giữ phân kém chỉ nên bón lót 20-30%, bón thúc lần 1 khoảng 50-60% chia làm 2 lần cách nhau 4-5 ngày để tăng hiệu quả của phân bón. Nên bón đạm sớm kết hợp với phân kali (tỷ lệ 2đạm/1kali).
Phân đạm dạng hỗn hợp thường được sử dụng phổ biến dưới dạng phân tổng hợp NPK. Phân tổng hợp NPK loại nhiều lân như NPK (5:10:3) thường được bón lót với lượng 15-25 kg/sào Bắc bộ. Phân NPK loại nhiều đạm ví dụ NPK (12:5:10) dùng để bón thúc đẻ với lượng 7-10 kg/sào.
Phân tổng hợp NPK có nhiều ưu điểm, do mỗi thành phần dinh dưỡng được bao bọc bởi một lớp phụ gia đặc biệt nên quá trình hoà tan chậm, dinh dưỡng trong phân được giải phóng dần nên hiệu quả sử dụng phân cao (70-80%), thời gian sử dụng phân dài (35-40 ngày sau bón), lúa ít bị chết rét.
Tránh bón phân ure, phân NPK cho lúa muộn, bón nhiều lần làm thời gian lúa đẻ kéo dài, nhiều dảnh vô hiệu.
Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu cho lúa bằng cách điều tiết nước: Giữ mực nước ngập từ khi cấy đến sau cấy 30-35 ngày (sau khi bón thúc đợt 1 khoảng 10-15 ngày) từ 3-5 cm để phòng lúa bị chết rét, và kích thích lúa đẻ nhánh sớm. Từ 30-35 ngày sau cấy, nếu đếm trung bình 10 khóm giữa ruộng đạt 5-6 dảnh/khóm với lúa cấy mật độ 45-50 khóm/m2 và 7-8 dảnh/khóm với lúa cấy thưa 30-35 khóm/m2 thì tiến hành tháo cạn nước để khô nứt chân chim trong 10-12 ngày có tác dụng hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, oxy hoá các chất độc trong đất, kích thích rễ lúa ăn sâu hút được nhiều dinh dưỡng nuôi cây.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh tấn công từ lá và bẹ lá dưới gốc và lan dần lên ngọn. Vết bệnh màu nêu, hình dạng loang lổ không rõ rệt.

Nhằm đưa giống lúa mới vào các buôn đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức mô hình cánh đồng mẫu trình diễn giống lúa thuần TBR 36.

SHPT3 là giống lúa do Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo từ tổ hợp lai giữa Khang dân 18 – PSBRc68, mang gen chịu ngập Sub1 được nhập nội IRRI.

Thời điểm này, bà con cần hết sức thận trọng trong khâu bảo vệ sức khỏe cây lúa để nắm chắc niềm tin về một vụ mùa bội thu.

Nhằm tạo sự mới lạ, tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm của làng hoa Sa Đéc nông dân Trần Văn Tiếp trồng thử nghiệm thành công giống lúa kiểng màu tím.