Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Phòng Ngừa Dịch Hại Và Chọn Giống Lúa Cho Vụ Lúa Hè Thu

Phòng Ngừa Dịch Hại Và Chọn Giống Lúa Cho Vụ Lúa Hè Thu
Ngày đăng: 26/04/2014

Phòng ngừa dịch hại

Bên cạnh đối phó khô hạn bằng cách vận động nông dân chuyển đổi, luân canh cây màu trên nền lúa, Cần Thơ chủ trương bố trí mùa vụ theo khung thời vụ từng địa phương có kết hợp biện pháp xuống giống đồng loạt, né rầy, tập trung cho từng vùng, từng cánh đồng; lịch gieo sạ lúa HT bắt đầu đợt 1 từ 27-3 đến 3-4-2010.

Đợt 2 từ 25-4 đến 2-5-2010, sau khi gieo sạ theo dõi diễn biến rầy thành trùng di trú, thực hiện tốt biện pháp dùng nước che chắn cây lúa giai đoạn dưới 20 ngày tuổi, hạn chế khả năng đẻ trứng và truyền bệnh của RN.

Trường hợp rầy vào đèn không đều, không có đỉnh cao thì thời vụ chủ yếu dựa vào thủy văn nhưng phải gom vụ (gieo sạ tập trung) không kéo dài, không để cùng một cánh đồng có nhiều trà lúa khác nhau và phải áp dụng các biện pháp IPM, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, dùng biện pháp che chắn rầy bằng nước, phun xịt thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, tiêu hủy nguồn bệnh.

Mặt khác, nhằm hạn chế chi phí sản xuất tăng lên trong vụ HT, các cán bộ bảo vệ thực vật khuyến cáo một số giải pháp kỹ thuật như thực hiện vệ sinh đồng ruộng. Trên đất làm lúa XH hay HT sớm cần lưu ý xử lý rơm rạ trước khi xuống giống để tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho cây lúa.

Đây cũng là biện pháp đơn giản nhưng có hiệu quả để cắt nguồn sâu bệnh để nông dân gieo sạ cho vụ tiếp theo. Trong khâu làm đất, cày bừa trục kỹ, tu sửa bờ bọng để có thể chủ động được nước khi vào vụ, đặc biệt là chủ động thực hiện biện pháp dùng nước che chắn lúa non.

Cách bón phân nên bón lót phân lân, bón phân đợt 1 sớm từ 7-10 ngày sau khi sạ, tăng cường bón phân lân, kali để kích thích bộ rễ phát triển tốt, đẻ nhánh sớm, tạo cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ, tăng cường khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, hạn chế độ độc hữu cơ, hạ phèn. Giữ mực nước trong ruộng khi bón phân và phun thuốc trừ cỏ để tránh thất thoát phân bón và hạn chế tình trạng ngộ độc lúa của một vài loại thuốc trừ cỏ để tăng hiệu quả sử dụng.

Nông dân nên hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu sớm như (bù lạch, RN) ở giai đoạn 40 ngày tuổi. Đặc biệt là nhóm thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ hoặc nhóm lân hữu cơ kết hợp cúc tổng hợp, vì dễ gây hiện tượng bộc phát rầy ở giai đoạn lúa làm đòng đến trổ, rất khó phun xịt thuốc có hiệu quả.

Trên lúa XH giai đoạn 7 đến 25 ngày sau sạ khi phát triển RN di trú xâm nhiễm vào ruộng cần vận động nông dân tích cực bơm nước ngập chảng ba cây lúa, che chắn hạn chế khả năng đẻ trứng, chích hút truyền bệnh VL, LXL lúa. Vào giai đoạn cuối vụ, cần quan tâm lưu ý các đối tượng dịch hại như: bù lạch, RN, bệnh đốm vằn, bệnh đạo ôn lá, cổ bông; các bệnh cháy bìa lá và bệnh lem lép hạt.

Chọn giống lúa

Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân hạn chế gieo sạ giống lúa IR 50404 không vượt quá 15% trong cơ cấu giống lúa; sử dụng các giống lúa HT với các giống chủ lực như: OM2517, VND 95-20,OMCS2000, OM4900, OM6162, Jasmine 85... Giống bổ sung: OM1900, OM4988, OM2717, IR64, VD20, OM2395, OM6073 và giống lúa triển vọng: OM 4088, OM 6377, OM 4092, OM 6377, OM 6035, OM 4668...

Ở các huyện vùng ven TP Cần Thơ, tuy có điều kiện thuận lợi cận kề Viện lúa ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm giống... thế nhưng nhiều năm qua nông dân vẫn duy trì sử dụng giống lúa IR 50404 bất chấp khuyến cáo địa phương. Riêng trong vụ ĐX vừa qua ở quận Ô Môn và huyện Phong Điền mỗi nơi làm lúa IR 50404 chiếm hơn 55%.

Chỉ vì giống lúa này dễ canh tác, ít chi phí, song tình trạng thường gặp lúc thị trường bất lợi lập tức loại lúa này rớt giá nhanh nhất. Đó là điều nông dân cần lưu ý. Sở NN&PTNT TP Cần Thơ tính toán, giá thành lúa IR 50404 vụ ĐX vừa qua 2.550-2.750đ/kg (chưa tính lãi vay ngân hàng và tiền thuê đất), đó là nhờ lúa vụ này trúng mùa. Còn vụ HT nếu tiếp tục dùng giống lúa này thì phẩm chất gạo xấu hơn vụ ĐX, độ bạc bụng nhiều, khó tiêu thụ.

Vì vậy, trong cơ cấu giống lúa cần chú ý đến phản ứng kháng RN, bệnh VL-LXL. Mỗi vùng nên bố trí 5 giống lúa chủ lực, nhưng một giống chủ lực không chiếm quá lớn hơn 20%. Ngoài ra, cần lưu ý thêm 3-4 giống lúa bổ sung và một số giống lúa triển vọng.

Đối với giống lúa nhiễm rầy diện tích vùng lúa gieo trồng không quá 10%. Điều cần lưu ý giảm lượng giống gieo sạ, sạ lúa thưa để giảm áp lực sâu bệnh, giảm đổ ngã. Lượng giống sạ lan tốt nhất 100-120kg/ha, sạ hàng 80kg/ha.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Phương Thức Gieo Cấy Lúa Theo Hàng Hiệu Quả Từ Phương Thức Gieo Cấy Lúa Theo Hàng

Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen

23/06/2011
Bệnh Thối Bẹ Bệnh Thối Bẹ

Bệnh thối bẹ do nấm gây nên, xuất hiện và gây hại trên bẹ lá đòng vào thời kỳ sắp trỗ bông. Bệnh làm cho bông lúa cũng như hạt lúa bị ngắn lại. Bị bệnh sớm cây lúa có bông trỗ không thoát, đồng thời hạt lúa bị lép và biến màu

16/07/2011
Bệnh Vàng Lá Trên Lúa Bệnh Vàng Lá Trên Lúa

Bệnh vàng lá hay là bệnh vàng lá chín sớm. Đây là bệnh mới xuất hiện và gây hại từ vụ Đông Xuân năm 1988 ở tiền Giang. Hầu hết các giống cao sản ngắn ngày đều có thể nhiễm bệnh.

21/03/2012
Phòng Trừ Bệnh Lem Lép Hạt Lúa Phòng Trừ Bệnh Lem Lép Hạt Lúa

Bệnh lem lép hạt làm biến màu vỏ hạt lúa, có thể gây hại trên vỏ trấu hoặc bệnh trong hạt. Trên vỏ hạt, triệu chứng thay đổi tùy loài vi sinh vật gây hại và tùy mức độ nhiễm bệnh. Triệu chứng bệnh là những vết nhỏ màu nâu đen, hoặc là những mãng nâu bao phủ cả vỏ hạt

12/07/2011
Sâu Cuốn Lá Nhỏ Sâu Cuốn Lá Nhỏ

Trứng hình bầu dục, có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ cả ở mặt trên và mặt dưới lá (nhưng chủ yếu ở mặt trên lá). Trứng mới đẻ màu hơi đục, khi gần nở chuyển màu ngà vàng

20/07/2011