Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Các Hoạt Chất Trừ Rầy Hiệu Quả

Các Hoạt Chất Trừ Rầy Hiệu Quả
Ngày đăng: 26/04/2014

Theo dự báo của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4, bệnh Lùn sọc đen (LSĐ) vẫn tiếp tục gây hại đối với cây lúa, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc, nơi có dịch LSĐ bùng phát trên diện rộng từ nhiều ngày qua.

Để giúp bà con đối phó với bệnh LSĐ hại lúa, Cục BVTV đã đưa ra danh mục gồm 13 hoạt chất trừ rầy hiệu quả trong thời điểm hiện nay đề bà con tham khảo và vận dụng.

1.Hoạt chất Dinotefuran:

Hoạt chất này nằm trong nhóm thuốc Neonicotinoid, nhóm độc III, hiệu quả cao khi phòng trừ rầy non và rầy trưởng thành.

Lượng dùng: Thuốc dạng 20WP dùng 50 – 100g/ha. Lượng nước phun 400 lít/ha.

2.Hoạt chất Clothanindin:

Nhóm thuốc Neonicotinoid, nhóm độc III, hiệu quả cao khi phòng trừ rầy non và rầy trưởng thành.

Lượng dùng: Thuốc dạng 16WGS, dùng 140g/ha. Lượng nước phun 400 lít/ha.

3.Hoạt chất Thiamethoxam:

Thuộc nhóm thuốc Neonicotinoid, nhóm độc III, hiệu quả cao khi phòng trừ rầy non và rầy trưởng thành.

Liều lượng sử dụng: Dạng 25WG dùng 25 – 80g/ha. Lượng nước phun 400 lít/ha.

4.Hoạt chất Pymetrozine:

Thuộc nhóm thuốc Pyridine azomethine, nhóm độc III, hiệu quả cao khi phòng trừ rầy nâu hại lúa.

Lượng dùng: Thuốc dạng 50WG dùng 300g/ha. Lượng nước phun 480 lít/ha.

5.Hoạt chất Imidacloprid:

Thuộc nhóm Neonicotionoid, nhóm độc II, diệt trừ nhanh rầy non và rầy trưởng thành.

Lượng dùng: Thuốc dạng 100SL dùng 0,4 – 0,5 l/ha, pha trong 400 lít nước. Thuốc dạng 10WP, 100WP, dùng 0,4 – 0,5 kg/ha, pha trong 400 lít nước. Thuốc dạng 700WG dùng 40g/ha, pha trong 400 lít nước.

6.Hoạt chất Fenobucarb:

Nhóm thuốc Carbamate, nhóm độc II, diệt rầy non và rầy trưởng thành.

Lượng dùng: 1,5 – 2,0 l/ha, pha trong 400 lít nước.

7.Hoạt chất Isoprocarb:

Nhóm thuốc Carbamate, nhóm độc II.

Lượng dùng: Thuốc dạng 20EC dùng 1,5 – 2,0 l/ha, pha trong 400 lít nước. Thuốc dạng 25WP, dùng 1,5 – 2,0 kg/ha, pha trong 400 lít nước. Thuốc dạng 50WP dùng 0,7 – 1,0 kg/ha, pha trong 400 lít nước.

8.Hoạt chất Abamectin:

Nhóm thuốc Avermectin, nhóm độc Ib, trừ rầy non và rầy trưởng thành.

Lượng dùng: Dạng 1,8EC: 0,25 – 0,5 lít/ha; dạng 3,6EC: 0,2 – 0,4 lít/ha. Lượng nước phun 400 lít/ha.

9.Hoạt chất Fipronil:

Nhóm thuốc Phenyl pyrazoles, nhóm độc II, trừ rầy nâu hại lúa.

Lượng dùng: Dạng 0,3G: 10kg/ha; Dạng 5SC: 0,4 – 0,5 lít/ha; Dạng 800WG: 25 – 30g/ha. Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun hoặc rải thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.

10.Hoạt chất Chlorpyrifos Methyl:

Nhóm thuốc Organophosphate, nhóm độc II, có tác dụng xử lý hạt giống trừ rầy xanh hại lúa.

Lượng dùng: Dạng 40EC: 25ml/20 lít nước/15 – 20kg hạt giống. Ngâm hạt giống vào trong dung dịch thuốc từ 12 – 14 giờ, sau đó vớt ra ủ bình thường.

11.Hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl

Nhóm thuốc Organophosphate, nhóm độc II, tác dụng trừ rầy nâu hại lúa.

Lượng dùng: 0,4 – 0,6kg/ha; Lượng nước phun 400 lít/ha.

12. Hoạt chất Acetamiprid:

Nhóm thuốc Neonicotinoid, nhóm độc II, tác dụng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa.

Lượng dùng: Dạng 200WP: 300 – 500g/ha; Dạng 200EC: 300 – 400ml/ha; Lượng nước phun 400 lít/ha.

13. Hoạt chất Buprofezin:

Nhóm điều tiết sinh trưởng côn trùng, nhóm độc III, tác dụng cản trở quá trình lột xác của rầy non, làm rầy non bị chết và hạn chế khả năng đẻ trứng của rầy trưởng thành.

Lượng dùng: Thuốc ở dạng 10WP hoặc 10 BTN, dùng 1,0 – 1,2 kg/ha, pha trong 400 lít nước. Thuốc ở dạng 25 WP dùng 0,6 kg/ha, pha trong 400 lít nước.

14. Để sử dụng hiệu quả các loại thuốc trên

Bà con phải phun thuốc trong giai đoạn rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ. Ngoài ra, Cục BVTV khuyến cáo bà con có thể dùng các loại thuốc BVTV có chứa hỗn hợp các hoạt chất trên như trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 4 Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 4

Có 4 loại sâu đục thân hại lúa: sâu đục thân màu vàng, màu trắng, màu hồng và sọc nâu. phổ biến nhất là loại sâu đục thân màu vàng và sâu đục thân sọc nâu.

01/02/2018
Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 5 Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 5

Có 4 loại sâu đục thân hại lúa: sâu đục thân màu vàng, màu trắng, màu hồng và sọc nâu. phổ biến nhất là loại sâu đục thân màu vàng và sâu đục thân sọc nâu.

01/02/2018
Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 6 Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 6

Bệnh cháy lá (Đạo ôn: Rice blast) có thể gây hại rất sớm từ nương mạ nhưng thường bị nặng nhất là giai đoạn làm đòng đến sau trổ một thời gian

01/02/2018
Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 7 Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 7

Bệnh gạch nâu (Narrow brown leaf spot) Vết bệnh có dạng các gạch nâu ngắn và hẹp trên lá lúa. Những gạch nầy chạy song song với gân lá

01/02/2018
Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 8 Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 8

Bệnh thối bẹ (Sheath rot) Bệnh thường xảy ra trong điều kiện ẩm độ cao, bón nhiều phân N, sạ cấy dày. Vết bệnh có màu nâu tới xám lan ra đều khắp bẹ lá làm bông

01/02/2018