Các Tổ Hợp Tác Cung Cấp Hơn 2.000 Tấn Lúa Giống Mỗi Năm
Theo Trung tâm Giống nông nghiệp và thủy sản, toàn tỉnh Bạc Liêu hiện có 23 tổ hợp tác, hơp tác xã sản xuất lúa giống. Hàng năm, các tổ hợp tác này hợp đồng cung cấp hơn 2.000 tấn lúa giống các loại (lúa giống nguyên chủng và cấp xác nhận) cho Trung tâm Giống nông nghiệp và thủy sản. Từ đó, góp phần đảm bảo một phần nguồn lúa giống cung cấp cho nông dân gieo trồng ngay đầu vụ.
Việc các tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia sản xuất lúa giống đã khắc phục phần nào tình trạng nhập lúa giống từ các tỉnh lân cận, giúp nông dân từng bước sử dụng lúa giống cấp xác nhận trong sản xuất, nâng cao chất lượng lúa gạo và tăng năng suất cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm đến với thị trường là một trong những nội dung chính trong chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp mà tỉnh ta đang hướng đến. Bằng nhiều cách làm, chính sách cụ thể, các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh đang được trao cơ hội chinh phục thị trường, khẳng định uy tín, thương hiệu đối với người tiêu dùng.
Sáng 27/3, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty Thông Thuận tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi tôm năm 2014 cho các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh.
Ngày 26/3, tại xã Ea Ly (Sông Hinh), Sở NN-PTNT Phú Yên phối hợp với Công ty TNHH SX - TM Hoàng Long ViNa tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình cánh đồng mía mẫu, áp dụng cơ giới hóa và sử dụng phân bón Hoàng Long ViNa, niên vụ 2013-2014. Gần 150 nông dân các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa đến tham quan mô hình.
Bên cạnh ngành lúa gạo, Ngân hàng Nhà nước cũng vừa quyết định giảm lãi suất cho vay phục vụ nuôi trồng, chế biến cá tra và tôm. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp trong ngành thủy sản cho biết không dễ để tiếp cận nguồn vốn này.
Hiện nay, hầu như bà con nuôi tôm công nghiệp đều sử dụng mô-tơ điện để chạy quạt, máy sụt khí... Bên cạnh hiệu quả kinh tế mang lại thì tai nạn lao động do điện trong nuôi tôm ngày càng tăng, nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc đã xảy ra.