Bạc Liêu Nghiên Cứu Thành Công Mô Hình Sản Xuất Nghêu Giống Và Nuôi Cá Sặc Rằn

Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.
Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu của kỹ sư Long Văn Nghĩa cho thấy, trong tương lai Bạc Liêu có thể giải quyết được tình trạng thiếu nghêu giống. Qua quá trình nghiên cứu hơn 1 năm, kỹ sư Nghĩa đã cho nghêu sinh sản thành công bằng phương pháp sốc nhiệt dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, trong dự án tác giả còn tiến hành so sánh đặc tính sinh sản của nghêu ở các tỉnh Bạc Liêu, Tiền Giang, Vũng Tàu.
Do sự chênh lệch thời gian sinh sản kết hợp với công nghệ sinh sản nghêu giống mới, nên trong tương lai người nuôi nghêu có thể có được nguồn cung cấp con giống quanh năm. Kỹ sư Nghĩa cho biết: “Không chỉ nhân giống thành công, chúng tôi còn tạo được công thức thức ăn cho quá trình nuôi vỗ nghêu giống. Điều này đồng nghĩa với việc người nuôi nghêu sẽ dễ thành công hơn do có được con giống tốt và nguồn thức ăn thay vì phó mặc cho thiên nhiên như trước đây”.
Còn Dự án sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp ở huyện Vĩnh Lợi do PGS-TS Dương Nhựt Long thuộc Trường đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm cũng đã thực hiện thành công. Qua quá trình thực hiện cho thấy, nuôi cá sặc rằn kết hợp với trồng lúa Tài nguyên đã cho năng suất cao.
Ông Phạm Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở KH-CN, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu 2 dự án khoa học đánh giá: “Từ thành công các dự án mang lại, Bạc Liêu có thể chủ động trong việc sản xuất nhân tạo nghêu giống cũng như cho sinh sản cá sặc rằn để phục vụ sản xuất của nông dân. Về lâu dài, nông dân có thêm nhiều mô hình mới góp phần đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong tỉnh”.
Có thể bạn quan tâm

Bão số 10 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, riêng đối với lĩnh vực thủy sản hầu hết diện tích nuôi trồng đều bị ngập, trong đó có nhiều hộ bị mất trắng.

Sau thời gian triển khai các phần việc, phương án trong các chuỗi liên kết, sáng 15/10, Sở NN&PTNT Cà Mau tiến hành hội nghị "Liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau".

Theo thống kê của Sở nông nghiệp - PTNT Đắk Nông thì tính đến nay, toàn tỉnh có trên 1.700 ha cây ăn trái, tăng 500 ha so với năm 2005. Tính riêng năm 2012, sản lượng đạt trên 11.280 tấn, tăng trên 5.500 tấn so với năm 2005.

Đến thời điểm này, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có trên 280 ha ao đầm nuôi tôm công nghiệp, với hơn 570 hộ thực hiện. Hiện nay, nhiều hộ dân đang bắt tay vào thu hoạch, năng suất bình quân 5 tấn/ha. Hiện giá tôm sú và tôm thẻ ở mức cao, hầu hết bà con đều có lợi nhuận khá.

Mặc dù đã di dời lồng bè về khu quy hoạch C1, nhưng hầu hết người nuôi tôm hùm vẫn không thể bám trụ, ổn định sản xuất được. Tìm hướng đi phù hợp để nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển bền vững là vấn đề nan giải hiện nay.