Các tỉnh phía Bắc tăng cường sản xuất vụ Hè Thu, vụ Mùa 2015

Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Trung du Miền núi phía Bắc (TDMNPB) đã gieo cấy được khoảng 60% diện tích, dự kiến gieo cấy cơ bản xong trước 20/7/2015. Trà mùa cực sớm và sớm gieo cấy cuối tháng 6 đầu tháng 7 đạt gần 230.000 ha.
Theo Dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, trong tháng 7/2015, có khả năng xuất hiện khoảng 3 - 4 đợt mưa rào và dông trên diện rộng ở các tỉnh Bắc bộ, đan xen giữa các đợt mưa là thời kỳ nắng nóng ở Bắc bộ; riêng khu vực Trung bộ, đặc biệt ở các tỉnh Bắc và Trung Trung bộ sẽ còn xuất hiện nhiều ngày nắng nóng hơn so với trung bình nhiều năm. Ở khu vực Trung bộ có khả năng tiếp tục thiếu hụt mưa do vậy tình trạng khô hạn sẽ vẫn xảy ra nghiêm trọng; có 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.
Để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất lúa vụ Hè Thu, vụ Mùa và vụ Đông 2015 đã đề ra, Cục Trồng trọt đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các các tỉnh, thành phố phía Bắc tập trung chỉ đạo đối với các tỉnh vùng BTB, với những diện tích lúa Hè Thu đã cấy xong, đang giai đoạn đẻ nhánh rộ cần tập trung giữ nước ngập nông mặt ruộng, hướng dẫn nông dân bón thúc sớm bằng phân N.P.K chuyên thúc, làm sạch cỏ dại tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt.
Với diện tích lúa Mùa, khẩn trương chỉ đạo tập trung gieo cấy dứt điểm trong khung thời vụ tốt nhất đã được thống nhất ở địa phương, đảm bảo đủ nước tưới dưỡng cho lúa, khuyến cáo nông dân chăm sóc, bón thúc sớm và bón cân đối N.P.K tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm. Chú ý hệ thống tưới tiêu, đảm bảo thoát nước nhanh, kịp thời khi có ngập úng.
Đối với các tỉnh vùng ĐBSH và TDMNPB, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ làm đất, khuyến cáo nông dân sử dụng các chất tăng cường phân hủy xác hữu cơ để tránh hiện tượng ngộ độc sau cấy, phấn đấu kết thúc gieo cấy vụ mùa xong trước 20/7.
Các địa phương cần tiếp tục chủ động chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả, những chân đất cao, không chủ động nguồn nước sang các loại cây rau màu như: ngô, lạc, đậu tương, cây thức ăn chăn nuôi… ưu tiên chuyển đổi sang những cây có hiệu quả kinh tế cao hơn và có thị trường tiêu thụ ổn định.
Các tỉnh cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thị trường, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, kiên quyết không để vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng lưu hành làm thiệt hại cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Trang trại chuối Laba Đà Lạt Điền Công Tâm là ý tưởng và tâm huyết chung của ba ông Điền, Công, Tâm - cũng là những người bạn thân thiết của nhau. Đây là trang trại chuyên canh chuối khép kín từ khâu sản xuất cây giống, đến trồng chuối thương phẩm, bắt đầu từ năm 2013, trên diện tích 50ha tại thôn 8, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh.

Điều mọi người đều dễ nhận thấy là việc xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển thanh long còn lúng túng, diện tích cây thanh long tăng quá nhanh một cách tự phát do lợi nhuận cao. Theo kế hoạch mấy năm trước đây, diện tích cây thanh long đến năm 2015 là 15 nghìn ha, nhưng đến nay con số đã xấp xỉ 30 nghìn ha.

Tuy nhiên bà con luôn lo lắng về bệnh dịch vì năm nào cũng xảy ra dịch bệnh viêm ruột, trùng quả dưa, đốm đỏ... làm cá chết hàng loạt. Trong khi đó, bà con chủ yếu nuôi cá theo kinh nghiệm, chưa có phương pháp phòng trừ, việc chữa trị còn lúng túng, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của các hộ nuôi...

Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được hàng chục triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng. Riêng tàu cá QNg – 98214 TS của ngư dân Nguyễn Mai thu được hơn 3 tấn. Anh thu được khoản lãi gần 20 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia 1 – 1,5 triệu đồng.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 7.000 tàu cá, trong đó, có hơn 2.500 tàu công suất lớn, khai thác xa bờ. Từ ngày 1.1.2015, mùa đánh bắt thủy hải sản năm nay chính thức bắt đầu. Đến thời điểm này, nhiều tàu đánh bắt cá ngừ đại dương sau mỗi chuyến cập bờ đạt sản lượng trung bình từ 3,5 - 4 tấn, sau khi trừ chi phí mỗi tàu lãi từ 60 - 70 triệu đồng.