Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các Nhóm Tác Nhân Gây Bệnh Trong Sản Xuất Giống Thủy Sản

Các Nhóm Tác Nhân Gây Bệnh Trong Sản Xuất Giống Thủy Sản
Ngày đăng: 28/02/2014

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và sản xuất giống thủy sản nói riêng, điều kiện xuất hiện bệnh có khi xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời 3 yếu tố.

Ba yếu tố này gồm: tồn tại mầm bệnh nguy hiểm trong môi trường hoặc ấu trùng đã nhiễm bệnh, sức khỏe của ấu trùng không tốt, chất lượng môi trường nước không phù hợp với sự phát triển của ấu trùng. Đặc biệt, khi 3 yếu tố này xuất hiện đồng thời thì bệnh xảy ra là khó tránh khỏi.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là yếu tố sinh vật hoặc vô sinh như môi trường, dinh dưỡng… Nguyên nhân hữu sinh gồm các nhóm sinh vật gây bệnh trên vật nuôi nói chung và ấu trùng nói riêng. Tùy theo nhóm loài, mức độ và cường nhiễm mà có thể gây thiệt hại với các mức độ khác nhau.

Nhóm virus: nhóm sinh vật có kích thước rất nhỏ, cấu tạo tế bào đơn giản, không có khả năng sinh sản trong môi trường tổng hợp nhưng khi tấn công được vào tế bào vật chủ thì mức độ phân bào rất nhanh và phát tác rất mạnh, vì vậy dễ dàng tạo thành dịch bệnh lớn và gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Hầu hết chưa tìm được thuốc trị bệnh do virus gây ra, chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh chung để hạn chế dịch bệnh.

Nhóm vi khuẩn: thường xuyên có mặt trong môi trường. Bệnh xuất hiện khi kèm theo các yếu tố bất lợi khác như môi trường nhiễm bẩn, ấu trùng đã bị bệnh khác như nấm, ký sinh trùng… Bệnh có thể gây chết hoặc làm cho ấu trùng chậm lớn, mức độ thiệt hại tùy theo cường độ nhiễm. Có thể chữa khỏi bằng các loại thuốc, hóa chất. Phần lớn hiệu quả điều trị không cao nhưng chi phí lớn.

Nấm: rất phổ biến trong sản xuất giống thủy sản, đặc biệt khi chất lượng nước xấu, ô nhiễm hữu cơ. Mặc dù không gây dịch lớn, không gây chết hàng loạt nhưng việc chữa trị dứt điểm rất khó và gây chết rải rác, tỉ lệ sống của ấu trùng rất thấp, ấu trùng chậm lớn.

Nhóm ký sinh trùng: rất phổ biến trong sản xuất giống thủy sản, có thể gây chết hàng loạt hoặc rải rác, ấu trùng chậm lớn. Mức độ gây thiệt hại về kinh tế không cao, thường xử lý bằng các loại hóa chất chuyên trị nhưng khó dứt điểm, dễ tái phát.

Nhóm Riketsia và Clamydia: là nhóm trung gian giữa virus và vi khuẩn, hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về nhóm này. Tuy nhiên, bước đầu nghiên cứu cho thấy nhóm này cũng gây bệnh trên giáp xác và cá ở tất cả các giai đoạn…

Nhóm yếu tố vô sinh cũng có thể gây bệnh ở các giai đoạn phát triển của vật nuôi thủy sản bao gồm giai đoạn giống và thương phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu nhờ chăn nuôi heo gia công Làm giàu nhờ chăn nuôi heo gia công

Sống ở vùng quê thuần nông, nếu chỉ dựa vào mấy sào ruộng thì khó mà khá lên được, nên ông Lê Xuân Quang, ở thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã mở gia trại chăn nuôi, chủ yếu là nuôi heo.

11/08/2015
Ninh Thuận quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 1.930 ha đồng cỏ phục vụ chăn nuôi Ninh Thuận quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 1.930 ha đồng cỏ phục vụ chăn nuôi

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1695/QĐ-UBND, ngày 31-7-2015 phê duyệt Quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

11/08/2015
Trở thành tỷ phú nhờ chăn nuôi bò sinh sản Trở thành tỷ phú nhờ chăn nuôi bò sinh sản

Đó là nông dân Lê Thành Đôn (sinh năm 1970), ngụ ấp Hưng Thạnh, xã Châu Hưng (Bình Đại - Bến Tre). Anh Đôn được tuyên dương, báo cáo điển hình là nông dân sản xuất giỏi năm 2014.

11/08/2015
Xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh Xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh

Để kiểm soát và phân biệt được giống sâm Ngọc Linh, góp phần nâng cao năng suất chất lượng trong sản xuất giống và yêu cầu quản lý nguồn giống sâm Ngọc Linh trên địa bàn, tỉnh Kon Tum phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc (thuộc Viện Dược liệu Bộ Y tế) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh.

11/08/2015
Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ

Ngày 8/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ rau - quả hữu cơ tại phường Cự Khối (quận Long Biên).

11/08/2015