Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các Nhóm Tác Nhân Gây Bệnh Trong Sản Xuất Giống Thủy Sản

Các Nhóm Tác Nhân Gây Bệnh Trong Sản Xuất Giống Thủy Sản
Publish date: Friday. February 28th, 2014

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và sản xuất giống thủy sản nói riêng, điều kiện xuất hiện bệnh có khi xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời 3 yếu tố.

Ba yếu tố này gồm: tồn tại mầm bệnh nguy hiểm trong môi trường hoặc ấu trùng đã nhiễm bệnh, sức khỏe của ấu trùng không tốt, chất lượng môi trường nước không phù hợp với sự phát triển của ấu trùng. Đặc biệt, khi 3 yếu tố này xuất hiện đồng thời thì bệnh xảy ra là khó tránh khỏi.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là yếu tố sinh vật hoặc vô sinh như môi trường, dinh dưỡng… Nguyên nhân hữu sinh gồm các nhóm sinh vật gây bệnh trên vật nuôi nói chung và ấu trùng nói riêng. Tùy theo nhóm loài, mức độ và cường nhiễm mà có thể gây thiệt hại với các mức độ khác nhau.

Nhóm virus: nhóm sinh vật có kích thước rất nhỏ, cấu tạo tế bào đơn giản, không có khả năng sinh sản trong môi trường tổng hợp nhưng khi tấn công được vào tế bào vật chủ thì mức độ phân bào rất nhanh và phát tác rất mạnh, vì vậy dễ dàng tạo thành dịch bệnh lớn và gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Hầu hết chưa tìm được thuốc trị bệnh do virus gây ra, chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh chung để hạn chế dịch bệnh.

Nhóm vi khuẩn: thường xuyên có mặt trong môi trường. Bệnh xuất hiện khi kèm theo các yếu tố bất lợi khác như môi trường nhiễm bẩn, ấu trùng đã bị bệnh khác như nấm, ký sinh trùng… Bệnh có thể gây chết hoặc làm cho ấu trùng chậm lớn, mức độ thiệt hại tùy theo cường độ nhiễm. Có thể chữa khỏi bằng các loại thuốc, hóa chất. Phần lớn hiệu quả điều trị không cao nhưng chi phí lớn.

Nấm: rất phổ biến trong sản xuất giống thủy sản, đặc biệt khi chất lượng nước xấu, ô nhiễm hữu cơ. Mặc dù không gây dịch lớn, không gây chết hàng loạt nhưng việc chữa trị dứt điểm rất khó và gây chết rải rác, tỉ lệ sống của ấu trùng rất thấp, ấu trùng chậm lớn.

Nhóm ký sinh trùng: rất phổ biến trong sản xuất giống thủy sản, có thể gây chết hàng loạt hoặc rải rác, ấu trùng chậm lớn. Mức độ gây thiệt hại về kinh tế không cao, thường xử lý bằng các loại hóa chất chuyên trị nhưng khó dứt điểm, dễ tái phát.

Nhóm Riketsia và Clamydia: là nhóm trung gian giữa virus và vi khuẩn, hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về nhóm này. Tuy nhiên, bước đầu nghiên cứu cho thấy nhóm này cũng gây bệnh trên giáp xác và cá ở tất cả các giai đoạn…

Nhóm yếu tố vô sinh cũng có thể gây bệnh ở các giai đoạn phát triển của vật nuôi thủy sản bao gồm giai đoạn giống và thương phẩm.


Related news

Chưa vội phát triển cây mắc ca Chưa vội phát triển cây mắc ca

Cây mắc ca đã được trồng thí điểm ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) vài năm nay nhưng nông dân không biết hiệu quả của loại cây này đến đâu. Vì vậy, việc UBND huyện Khánh Sơn thận trọng trong phát triển cây mắc ca là điều cần thiết.

Sunday. September 27th, 2015
Tăng cường hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác lúa trên đất tôm Tăng cường hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác lúa trên đất tôm

Trước những diễn biến bất lợi về thời tiết, Phòng NN&PTNT huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn vùng quy hoạch để giúp nông dân thực hiện mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa.

Sunday. September 27th, 2015
Cây ớt hàng hóa ở Tân Lập Sơn La Cây ớt hàng hóa ở Tân Lập Sơn La

Những năm gần đây, người dân xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La) đã biết trồng cây ớt làm hàng hóa. Tuy diện tích chưa nhiều nhưng bà con tận dụng đất vườn hoặc đất nương gần nhà để trồng loại cây này làm nguồn thu nhập thêm cho gia đình.

Sunday. September 27th, 2015
Hiệu quả bước đầu từ cây thanh long Hiệu quả bước đầu từ cây thanh long

Từ khu đất bỏ hoang hơn 10 năm nay, anh Võ Thanh Sơn (Vạn Khánh, Vạn Ninh, Khánh Hòa) đã mạnh dạn cải tạo để trồng thanh long. Sau hơn 1 năm chăm sóc, cây thanh long bước đầu đã cho thu nhập, hứa hẹn hiệu quả kinh tế.

Sunday. September 27th, 2015
Kinh nghiệm trồng nhãn tiêu da bò Kinh nghiệm trồng nhãn tiêu da bò

Thanh Lương là xã trọng điểm về diện tích cây ăn trái của thị xã Bình Long (Bình Phước), bao gồm các loại cây như: nhãn, quýt đường, cam, bưởi, chanh. Trong đó nhãn chiếm khoảng 400ha tập trung chủ yếu ở ấp Thanh An.

Sunday. September 27th, 2015