Các Mô Hình Nuôi Tôm Trên Cát Tại Hoằng Hóa Bội Thu

Năm 2013 đánh dấu thắng lợi của các mô hình nuôi tôm công nghiệp trên cát tại huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) với năng suất trung bình lên tới 17 - 18 tấn/ha/vụ, với tổng sản lượng đạt hơn 200 tấn.
Hiện nay, Hoằng Hóa có 6,3 ha diện tích nuôi tôm trên cát theo hướng công nghiệp, phân bổ dọc bờ biển các xã Hoằng Phụ và Hoằng Thanh. Cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, năm nay thời tiết thuận lợi nên không xuất hiện dịch bệnh, năng suất tôm nuôi đạt cao so với nhiều năm gần đây. Nhiều diện tích nuôi tôm đạt tới 20 tấn/ha/vụ, các ao nuôi, mỗi năm thả 2 vụ và nhiều nơi, nông dân chuyên ương nuôi các lứa tôm khác nhau để gối vụ nên cho thu hoạch nhiều lứa trong năm.
Giá tôm thương phẩm năm nay cao nhất trong nhiều năm trở lại đây với mức dao động từ 200.000 đồng/kg (loại 70 đến 80 con/kg) đến 230.000 đồng/kg (loại 60 đến 65 con/kg). Được biết, những năm trước, giá tôm chỉ dao động trên dưới 100.000 đồng/kg. Theo hạch toán của các chủ hộ nuôi tôm, năm nay, mỗi ha nuôi tôm trên cát cho thu nhập khoảng 800 triệu đồng.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa, cho biết: Để nuôi tôm trên cát phát triển bền vững, huyện không cho dân phát triển diện tích ồ ạt ngoài quy hoạch. Vào mỗi đầu vụ, huyện đều có các văn bản hướng dẫn thời vụ, lựa chọn con giống và nguồn giống, quản lý chặt chẽ vật tư thủy sản... Việc tập huấn kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp trên cát cho các chủ ao nuôi cũng được tổ chức hàng năm.
Có thể bạn quan tâm

Trồng khảo nghiệm 10 năm trước, đến nay cây đậu tương đã được trồng đại trà trên đất dốc ở Tủa Chùa, mở ra hướng đi mới cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc vùng cao.

Theo quy hoạch của Chính phủ thì Lào Cai được xây dựng vùng chuyên canh nguyên liệu sắn có quy mô khoảng 6.000 đến 6.500 ha, dù chưa có quy hoạch sản xuất của tỉnh nhưng năm 2010 trên địa bàn có đến 7.785 ha sắn, năm 2011 tăng lên 9.663 ha, đến cuối năm 2012 diện tích sắn ổn định ở mức 9.305 ha sắn và trong năm 2013 con số này được đánh giá là tương đương năm trước.

Mấy ngày qua, nông dân nuôi cá điêu hồng lồng bè trên sông Tiền đang trúng mùa cá vì giá cá liên tục tăng mạnh trong tuần đầu của năm 2013. Hiện nay, cá điêu hồng được các thương lái tới tận bè thu mua với giá 33.000 - 34.000 đồng/kg, tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với tuần trước.

Là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên, diện tích đất sản xuất lúa nước của Na Ưchỉ có 67ha; trình độ thâm canh, áp dụng KHKT vào sản xuất của người dân còn hạn chế, đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây lúa, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.

Huyện Kbang (Gia Lai) có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.