Làm Chủ Quy Trình Nuôi Cá Tầm Tại Cao Bằng
Đề tài Nghiên cứu khả năng thích nghi của cá tầm trong điều kiện nuôi tại Cao Bằng, do Viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì được nghiệm thu.
Sau hai năm triển khai thực hiện, các nhà khoa học tham gia đề tài đã làm chủ quy trình nuôi cá tầm. Đề tài đã lắp đặt được năm bể nuôi cá tầm thương phẩm tại Cao Bằng theo đúng thiết kế. Tập huấn về kỹ thuật vận hành hệ thống cấp thoát nước bể nuôi, kỹ thuật nuôi cá tầm si-bê-ri thương phẩm, các biện pháp làm sạch môi trường, quản lý sức khỏe cá nuôi. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá tầm si-bê-ri trong điều kiện nuôi tại Cao Bằng...
Kết quả nghiên cứu cho thấy Cao Bằng là địa phương có tiềm năng lớn về phát triển nuôi cá tầm với các điều kiện tự nhiên ưu đãi về nguồn nước lạnh phong phú. Thành công của đề tài góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Biến đổi khí hậu làm tăng 50% số các cơn giông sét
Giông sét là hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm có thể gây chết người, và biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng 50% số các cơn giông sét từ nay tới cuối thế kỷ 21. Đây là cảnh báo đáng lo ngại của các nhà khoa học Mỹ đưa ra trong công trình nghiên cứu công bố trên Tạp chí Sciencesố ra ngày 13-11. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy trái đất càng nóng lên càng xảy ra nhiều cơn giông sét. Cụ thể, nguy cơ xảy ra các vụ sét đánh tăng 12% khi nhiệt độ tăng 1 độ C. Như vậy, đến năm 2100, khi nhiệt độ tăng khoảng 4 độ C, nguy cơ này tăng lên tới 50%.
Biết nhiều ngôn ngữ giúp não bộ nhanh nhạy hơn
Những người nói thành thạo nhiều hơn một ngôn ngữ thường xử lý thông tin dễ dàng hơn so với những người chỉ biết một ngoại ngữ.
Đây là kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên chuyên san "Brain and Language"(Ngôn ngữ và Não bộ) ngày 12-11. Để đưa ra kết luận nói trên, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Nortwestern đã thực hiện nghiên cứu với một nhóm 35 tình nguyện viên, trong đó có 17 người có thể sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha và 18 người chỉ nói tiếng Anh. Các tình nguyện viên được yêu cầu thực hiện những bài tập nhận dạng từ ngữ.
Bằng cách theo dõi hoạt động của não bộ trong khi họ làm việc này thông qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ chức năng, nhóm nghiên cứu nhận thấy não bộ của những người nói một thứ tiếng phải làm việc nhiều hơn, cần lưu lượng máu và lượng ô-xy cao hơn so với nhóm song ngữ. Từ đó nghiên cứu chỉ ra não bộ song ngữ luôn trong trạng thái sẵn sàng với kho từ vựng giàu có, vì vậy khả năng xử lý và chọn lọc ngôn ngữ cũng như huy động các hoạt động thần kinh cũng hiệu quả hơn.
Nhóm nghiên cứu giải thích rằng đó là vì não bộ song ngữ được luyện tập thường xuyên, liên tục lựa chọn ngôn ngữ nào thì sử dụng và ngôn ngữ nào thì bỏ qua, từ đó nâng cao khả năng nhận thức. Trong nhóm các nhà khoa học này cũng đã phát hiện những trẻ thành thạo hai ngôn ngữ ít bị xao nhãng bởi những tiếng ồn trong lớp học.
Nguồn bài viết: http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/item/24901602-lam-chu-quy-trinh-nuoi-ca-tam-tai-cao-bang.html
Có thể bạn quan tâm
Là một trong những gia đình trồng na đầu tiên trên mảnh đất xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn), cho đến nay, mô hình trồng cây ăn quả của ông Nông Văn Lợi (thôn Đồng Ngầy) là mô hình kinh tế tiêu biểu của địa phương.
Thời vụ thích hợp trồng chuối tiêu hồng vào mùa xuân (tháng 2 - 4) và mùa thu (tháng 8 - 10). Mật độ trồng: Hàng cách hàng 2,2 m, cây cách cây 2,5 m, tương đương 60 - 70 cây/sào (sào Bắc bộ 360 m2).
Các vườn chôm chôm ở các địa phương vùng ĐBSCL đang bị thất thu trầm trọng vì bị ruồi vàng tấn công trong khi các ngành chức năng chưa tìm ra được biện pháp hữu hiệu để diệt đối tượng gây hại rất nguy hiểm này.
Không hiểu sao khi nhận được tin ông trút hơi thở cuối cùng (chiều 14.10), tôi lại tin rằng, ở thế giới bên kia vẫn có những thảm cỏ xanh rờn để Hồ Giáo lại được tiếp tục chăn bò.
Hiện nay, dọc đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa, hải sâm tự nhiên phát triển nhiều, sinh sản mạnh đã thúc giục người dân phát triển, mở rộng ao nuôi, cải thiện nguồn thu nhập.