Các huyện trọng điểm nuôi tôm tăng cường quản lý con giống, dịch bệnh, xây dựng chiến lược bền vững nghề nuôi
Tăng cường quản lý môi trường, qui hoạch vùng nuôi khoa học để nghề nuôi tôm phát triển bền vững
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, lãnh đạo các huyện, thị, vụ tôm nuôi năm 2015 toàn tỉnh xuống giống hơn 25.200 ha, chiếm 101% diện tích thả nuôi. Về tôm sú, có gần 23 ngàn lượt hộ thả nuôi trên diện tích 21.000 ha mặt nước, đạt 105% kế hoạch, với số lượng con giống 2,12 tỷ con; sản lượng thu hoạch hơn 9.250 tấn.
Tôm chân trắng, đến tháng 8/2015 có 9.700 hộ thả nuôi, diện tích 4.400 ha, đạt 83% kế hoạch, số lượng con giống 2,34 tỷ con, sản lượng thu hoạch đạt hơn 13.000 tấn; cua nuôi sản lượng 6.250 tấn, nghêu nuôi 157 tấn, cá tra 1.780 tấn. Về thiệt hại, đến nay tôm sú có 5.900 hộ bị thiệt hại, số lượng tôm chết 500 triệu con, tôm chân trắng 2.510 hộ thiệt hại, số lượng 570 triệu con.
Nguyên nhân chủ yếu là do tôm bỏ ăn, suy yếu đường ruột và hoại tử gan tụy, giai đoạn thiệt hại từ 25 - 45 ngày tuổi. Ngoài ra, do điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết không ổn định cũng là những nguyên nhân tác động làm cho tôm nuôi bị ảnh hưởng.
Sau khi nghe Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện, thị vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm của tỉnh báo cáo những thuận lợi, khó khăn, phát biểu kết luận hội nghị, ông Kim Ngọc Thái, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nêu bật một số giải pháp tháo gỡ khó khăn; đồng thời để hạn chế tôm kém chất lượng, tôm giống nhiễm bệnh đưa vào địa bàn tỉnh Trà Vinh gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi, Phó Chủ tịch tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch giống tôm nuôi, xử lý nghiêm những cơ sở tôm giống không tuân thủ các qui định về kiểm dịch
. Đặc biệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải xây dựng lịch thả tôm sao cho khoa học, sát với tình hình thực tế của từng vùng, từng địa phương theo hướng bền vững trong điều kiện thời tiết, biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày một khắc nghiệt.
Đi đôi với các giải pháp trên, các địa phương vùng tôm nuôi cũng cần có những kế hoạch dài hơi, tầm nhìn chiến lược đa dạng các giống cây, con cho vùng đất nuôi trồng thủy sản trước tác động bất lợi của thời tiết.
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai vừa phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa triển khai dự án quy hoạch cánh đồng mẫu lớn với cây cà phê tại huyện Xuân Lộc. Toàn huyện hiện có 1.250 hécta cây cà phê. Năng suất trung bình còn thấp, chỉ đạt gần 26 tạ/hécta/vụ do sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, kỹ thuật canh tác lạc hậu.

10 tấn khoai tây Đà Lạt được trồng trên giá thể (không dùng đất) theo quy trình khép kín đạt chuẩn VietGAP đã xuất hiện trên thị trường nông sản.

Do ảnh hưởng của thời tiết nên nhiều vườn hồ tiêu tại các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên bị chết và không thể cho thu hoạch vào đầu năm 2015. Sản lượng giảm có thể giúp hồ tiêu tăng giá.

Tuy nhiên, trong vụ mùa năm 2014 này, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật (KH-KT) nên tại huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, hàng ngàn người dân đã được mùa lớn bưởi Phúc Trạch, không chỉ cả về sản lượng, chất lượng quả rất tốt, hình thức đẹp như mong đợi mà còn bán được giá cao, góp phần hồi sinh lại quả đặc sản vốn nổi tiếng cả nước này.

Từ 2 triệu đồng tiền vốn, chị Trần Thị Nói, một người phụ nữ miền Tây đã vươn lên làm giàu với thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi rắn hổ hèo.