Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các giống khoai mì thích hợp với vùng Tây Nguyên

Các giống khoai mì thích hợp với vùng Tây Nguyên
Ngày đăng: 11/05/2015

Các viện, trường cũng đã đề nghị các tỉnh Tây Nguyên cần sớm triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật phát triển khoai mì bền vững.

- Giống KM 140 (lai từ tổ hợp KM 98-1 x KM 36) cây cao, thân xanh, thẳng, ngọn xanh, lá dài, ít phân nhánh. Thu hoạch: 8 - 10 tháng sau trồng; năng suất củ tươi: 34 - 35 tấn/ha. Hàm lượng tinh bột: 26,1 - 28,7%; năng suất bột: 9,5 - 10 tấn/ha. Điểm yếu: nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.

- Giống KM 98-5 (lai từ tổ hợp KM 98-1 x Rayong 90) cây cao vừa phải, thân xanh, thẳng, ngọn xanh, không phân nhánh. Thu hoạch: 8 - 10 tháng sau trồng; năng suất củ tươi: 34,5 - 35 tấn/ha. Hàm lượng tinh bột: 28,5%; năng suất bột: 9,8 - 10 tấn/ha. Điểm yếu: nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.

- Giống KM 98-7 (lai từ tổ hợp SM 1717 có mẹ là CM 321-188) cây cao vừa phải, thân nâu đỏ, không phân cành hoặc phân cành 1 cấp, phiến lá nhỏ, chia thùy sâu, cuống lá và phiến lá màu xanh. Thời gian sinh trưởng 7 - 10 tháng. Khả năng thích ứng rộng, có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau. Năng suất: 25 - 45 tấn/ha (tùy theo điều kiện đất đai và trình độ kỹ thuật canh tác), vỏ củ màu nâu, ruột củ trắng. Tỷ lệ chất khô: 38 - 40%; tỷ lệ tinh bột: 28 - 30%; thích hợp ăn tươi (không đắng) và chế biến.

- Giống KM 419 [lai từ tổ hợp BKA900 x (KM 98-5 x KM 98-5)], cây cao vừa phải, thân thẳng, phân cành cao, tán gọn, nhặt mắt, lá xanh đậm, ngọn xanh, cọng phớt đỏ. Thời gian sinh trưởng 7 - 10 tháng; năng suất củ tươi 42,3 - 52,3 tấn/ha. Hàm lượng tinh bột: 27,8 - 29,3%; năng suất tinh bột: 10,4 tấn/ha. Củ màu trắng, dạng củ đồng đều, thịt củ màu trắng thích hợp làm sắn lát khô, tinh bột. Điểm yếu: nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh cháy lá.

- Giống SM 937-26 (giống nhập nội bằng hạt từ CIAT/Thái Lan), Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam tuyển chọn. Đặc điểm: cây cao vừa phải, thân nâu đỏ thẳng, không phân cành. Thời gian sinh trưởng 8 - 10 tháng; năng suất củ tươi 32,5 tấn/ha. Hàm lượng tinh bột: 37,9%; năng suất tinh bột 9,4 tấn/ha. Điểm yếu: nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.

Các viện, trường cũng khuyến cáo các tỉnh Tây Nguyên bỏ cách trồng khoai mì “bổ hốc dí hom”, áp dụng các biện pháp canh tác luân canh, xen canh, rải vụ. Trên đất dốc trồng khoai mì theo đường đồng mức. Sau cày xới, khi trồng bón lót phân chuồng đã ủ hoai mục, bón thúc bằng phân N.P.K cân đối, hợp lý. Mức khuyến cáo/ha: 5 tấn phân chuồng, bón 80 kg đạm, 40 kg lân, 80 kg kali kết hợp khi làm cỏ xáo xới đất. Nên trồng luân canh, xen canh các cây họ đậu, trồng cây che phủ giữ ẩm và hạn chế xói mòn, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.

Theo TS. Nguyễn Văn Lạng, chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam, để phát triển cây khoai mì bền vững, trước hết cần quy hoạch vùng nguyên liệu (khoảng 600.000 ha) và không nên mở rộng diện tích. Trồng các giống mới kết hợp các biện pháp thâm canh tốt nâng năng suất lên gấp đôi hiện nay (nghĩa là khoảng trên 30 tấn/ha).

Đầu tư công nghệ cho thu hoạch, chế biến và sản phẩm chế biến sâu sau tinh bột; phối hợp tổ chức nguyên liệu và công nghệ cho sản xuất ethanol... để giảm và tiến tới không xuất khẩu mì lát ra thế giới. Để làm được cần có cơ chế chính sách của Nhà nước phát triển khoai mì, cần có những đầu tư thích đáng, cần có cơ chế chính sách về tài chính, về đầu tư khoa học công nghệ, về khuyến nông, về quảng bá xây dựng thương hiệu một cách hợp lý hơn. Đưa khoai mì trở thành cây trồng chủ lực cho kim ngạch xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Nhìn Dưa Hấu, Lo Nông Sản Nhìn Dưa Hấu, Lo Nông Sản

Vụ dưa hấu năm nay nông dân than trời vì dưa ế, giá rẻ. Thảm cảnh này khiến nông dân sản xuất các loại nông sản khác thấp thỏm, âu lo. Nhất là khi bài toán đầu ra cho nông sản đến giờ vẫn còn bỏ ngỏ…

02/05/2014
Nông Sản Địa Phương Chưa Nông Sản Địa Phương Chưa "Vào" Được Nhà Máy

Với gần 1 triệu tấn lúa, trên 200 nghìn tấn ngô và hàng trăm nghìn tấn sắn sản xuất mỗi năm, Nghệ An được coi là địa phương có nguồn nông sản dồi dào. Thế nhưng, lượng nông sản này hầu như đang được tiêu thụ trên thị trường tự do với nhiều vấn đề bất cập, số “vào” được các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn vẫn chưa nhiều.

02/05/2014
Di Linh (Lâm Đồng) Hình Thành Hơn 100 Trang Trại Di Linh (Lâm Đồng) Hình Thành Hơn 100 Trang Trại

Đến nay, huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã hình thành hơn 100 trang trại sản xuất nông, lâm, thủy sản. Những trang trại này chủ yếu của những hộ nông dân cá thể, tự phát thành lập và đầu tư theo hướng sản xuất trang trại, áp dụng công nghệ mới trong việc nuôi, trồng và chăm sóc để đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn.

02/05/2014
Xuất Khẩu Nông Sản Đạt Gần 9,7 Tỷ USD Xuất Khẩu Nông Sản Đạt Gần 9,7 Tỷ USD

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 4 ước đạt 2,63 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 4 tháng đầu năm 2014 lên 9,69 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2013.

02/05/2014
Người Nông Dân Đam Mê Sáng Chế Người Nông Dân Đam Mê Sáng Chế

Hơn một tháng nay, bà con nông dân TP Kon Tum (Kon Tum) rất vui mừng bởi anh nông dân "chân đất" Phan Ngọc Tấn đã cải tiến thành công chiếc máy cày hoạt động hiệu quả trên địa hình đồi dốc.

02/05/2014