Các Biện Pháp Để Hạ Giá Thành Cho Cây Mía
Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, với phương thức sản xuất mía truyền thống, lạc hậu, cộng với giá vật tư, giá mía nguyên liệu luôn biến động bất thường, người trồng mía thường bị lỗ nên không an tâm trồng cây mía. Qua nhiều năm nghiên cứu về kỹ thuật canh tác, kết hợp với các mô hình trồng mía đạt hiệu quả cao, chúng tôi xin nêu lên một số biện pháp trong thâm canh mía để giúp người trồng mía hạ giá thành, tăng thu nhập và an tâm với cây mía.
Giống: Trong sản xuất mía, giống mía giữ vai trò rất quan trọng, là biện pháp thâm canh hàng đầu. Bởi vì, một giống mía tốt không chỉ cho năng suất, chữ đường cao mà còn khắc phục được nhiều nhược điểm của sản xuất chế biến và những điều kiện bất lợi trong tự nhiên. Là một trong những yếu tố cơ bản quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất.
Chọn giống tốt, chất lượng cao: Giống phải thích nghi rộng với điều kiện đất đai ở địa phương, sức sinh trưởng khỏe, chống chịu được với các loại sâu bệnh, ít trổ cờ, cho năng suất cao, chữ đường cao và ổn định.
Hom giống: Trồng bằng hom thân 5-7 tháng tuổi, tự sản xuất hom giống để trồng sẽ chủ động hơn và cho hiệu quả cao hơn.
Lượng hom: từ 6-8 tấn/ha. Hom được thu hoạch là trồng ngay, mỗi đoạn hom chặt 2 mắt mầm, không sử dụng phần hom ngọn quá non và phần gốc quá già nếu không cây sẽ lên rất yếu.
Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng ít nhất 1,2 m, hom nọ cách hom kia ít nhất một gang tay.
Nếu tự nhân giống để trồng ta sẽ chủ động được mía giống đảm bảo chất lượng và có thể trồng ngay. Nếu trồng thưa ta sẽ tiết kiệm được lượng giống, phân bón, thuốc trừ sâu và công lao động đáng kể so với việc trồng bằng hom ngọn và trồng dày như trước đây.
Phân bón: Là nhu cầu cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển.
Bón phải đầy đủ các loại phân hữu cơ, đạm, lân, kali.
Bón phải cân đối: Tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây mía, nhưng không bón quá nhiều phân đạm mà thiếu kali.
Bón phân đơn: nên mua từng loại phân đơn như đạm, lân, kali về trộn lại để bón với liều lượng cho từng giai đoạn phát triển của cây mía, cụ thể như:
Bón lót: phân hữu cơ 10-20 tấn/ha + 500 kg lân.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng có ảnh hưởng mạnh đến năng suất và chất lượng của cây mía. Mía sinh trưởng mạnh nhất vào các tháng mùa hè có nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng dài. Lượng mưa yêu cầu đạt từ 1.500-2.000mm/năm, phân bố đều quanh năm. Chọn đất trồng bằng phẳng hoặc độ dốc thấp dưới 100, tầng canh tác dày, giàu mùn và các chất dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt, độ pH=6,5-7,5.
Bệnh hại tập trung trên lá bánh tẻ và lá già. Trên lá: bệnh bắt đầu phát sinh từ ngoài và phát triển dần vào trong. Bệnh phát sinh ở cả 2 mặt lá, đầu tiên là những đốm dài nhỏ màu vàng trong
Từ kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm giống trong giai đoạn 2006 - 2008 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mía đường đã kết luận rằng, hiện nay, ở khu vực ĐBSCL chỉ nên khuyến cáo nông dân tăng cường sử dụng các giống mía có nguồn gốc từ Việt Nam
Năng suất mía càng cao, giá thành càng hạ, lợi nhuận càng nhiều, đất càng được cải tạo, độ phì càng tăng. Mía càng tốt, chỉ số diện tích lá càng lớn, độ che phủ càng cao, bộ rễ càng nhiều; trong mùa mưa đỡ xói mòn, sau khi thu hoạch, chất hữu cơ tồn dư trả lại cho đất càng nhiều
Chọn giống thuần, sạch bệnh, tốt nhất nên lấy giống từ các ruộng nhân giống trồng vụ thu (6-8 tháng tuổi). Tùy theo từng địa phương mà chọn giống cho phù hợp, nên chọn các giống mía có tiềm năng cho năng suất, chất lượng cao, phù hợp với từng loại đất. Với đất đồi nên chọn ươm các giống như: VN 84-4137, Quế đường 15 dòng chín sớm (QĐ15), Quế đường 16 dòng chín muộn (QĐ 116), QĐ 94-114, VĐ63-237; đất bãi, đất ruộng, đất đồi thấp đủ ẩm nên chọn ươm trồng các giống như: ROC 10, ROC 16 , ROC 23.