Trang chủ / Cây công nghiệp / Cây mía

Các Loại Sâu Bệnh Thường Gặp Trên Mía

Các Loại Sâu Bệnh Thường Gặp Trên Mía
Ngày đăng: 15/07/2013

Sâu hại

Có hai loại sâu thường gặp:

Sâu mình hồng: Sâu non có màu hồng, bướm trưởng thành trên đầu có hai sừng (còn gọi là sâu cú mèo), tấn công mía ở giai đoạn cây con, đục từ ngọn mía xuống và ở trong thân cây nằm sâu dưới mặt đất làm đọt mía héo, chết khô có màu trắng.

Sâu bốn vạch: Trên thân có những vạch kéo dài, bướm có 2 cánh trước to có màu vàng, gây hại lúc mía trưởng thành bằng cách chui vào bẹ lá, đục vào thân cây làm cho mía dễ đổ ngã, tạo điều kiện cho các bệnh tấn công, nhất là bệnh thối đỏ.

Bệnh hại

Bệnh than (hay còn gọi là bệnh roi ngựa): Từ ngọn cây mía đâm ra một roi cong xuống và được phủ ngoài bằng một lớp bào tử màu đen. Bệnh dễ phát tán rộng do bào tử dễ lây lan qua nhiều hình thức như theo gió, theo nước, ở trong đất,... khi bị tấn công làm cho cây mía không có khả năng tạo lóng. Nếu mía tơ bị bệnh sẽ cho năng suất không cao và nếu liên tục lưu gốc chúng sẽ phát triển thành bụi mía cây nhỏ, um tùm hay còn gọi là mía ma, mía đực. Bệnh này thường gặp ở giống mía VĐ 86-368.

Bệnh thối đỏ (bệnh rượu): Do nấm gây ra thông qua vết xây xát và lỗ nhỏ trên thân cây mía của sâu đục thân. Mía bị bệnh khi chẻ ra có màu đỏ, mùi hôi giống như rượu và mía bị chết dần sẽ làm giảm năng suất và chữ đường đáng kể. Bệnh phổ biến ở giống mía QĐ11.

Cách phòng trừ

Chọn các giống mía kháng sâu bệnh. Vệ sinh đồng ruộng để cắt đường lây lan.Rải Basudin hoặc Bam trước khi đặt hom.Bón ít phân đạm, tăng cường kali.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để xử lý kịp thời khi phát hiện sâu, bệnh.Cắt và tiêu hủy các cây bị bệnh. Đối với sâu mình hồng cần phải cắt sâu tận gốc mía để tránh trường hợp chúng phát tán nhanh hơn.

Hạn chế sử dụng thuốc hóa học trừ trường hợp khi sâu bệnh phát triển nhiều trên diện tích rộng mà không thể tiêu diệt bằng thủ công.


Có thể bạn quan tâm

Mía trổ cờ - một số biện pháp hạn chế Mía trổ cờ - một số biện pháp hạn chế

Trổ hoa là một quá trình phát triển sinh lý của cây trồng nói chung, cây mía nói riêng. Đối với người làm công tác lai tạo giống phải xử lý cho mía ra hoa

21/04/2017
Kỹ thuật ủ chua ngọn mía: Thêm nguồn thức ăn cho gia súc Kỹ thuật ủ chua ngọn mía: Thêm nguồn thức ăn cho gia súc

Kỹ thuật ủ chua ngọn mía do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh thực hiện đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt thức ăn xanh chăn nuôi

22/09/2017
Kỹ thuật và kinh nghiệm trồng mía cho năng suất cao Kỹ thuật và kinh nghiệm trồng mía cho năng suất cao

Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường, có thể ép lấy nước giải nhiệt rất tốt vào mùa hè. Kỹ thuật trồng cây mía đúng cách

07/11/2017
3 mô hình sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình cho mía ở Tây Ninh 3 mô hình sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình cho mía ở Tây Ninh

Việc cung cấp đủ lượng, loại dinh dưỡng theo nhu cầu cho mía là một giải pháp kỹ thuật quan trọng góp phần gia tăng hiệu quả và thu nhập cho nông dân.

29/11/2017
Tăng năng suất chất lượng mía nhờ kỹ thuật bón phân khoa học Tăng năng suất chất lượng mía nhờ kỹ thuật bón phân khoa học

Trong bón phân cho mía, thời kỳ bón phân có ảnh hưởng lớn không chỉ với năng suất, mà còn cả tới chất lượng mía. Tăng năng suất chất lượng mía nhờ kỹ thuật bón

21/12/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.