Trang chủ / Cây công nghiệp / Cây mía

Sâu Đục Thân Hại Mía

Sâu Đục Thân Hại Mía
Ngày đăng: 15/07/2013

Có 5 loại sâu đục thân gây hại: sâu mình vàng (sâu đục mắt) hại mía mầm; sâu 4 vạch, sâu 5 vạch, sâu mình trắng, mình hồng gây hại lúc mía vươn lóng và chín. Việc phòng trừ sâu đục thân rất khó khăn do sâu sinh sôi, nảy nở mạnh, lại trú ngụ trong thân cây và xuất hiện ở các giai đoạn phát triển khác nhau, người dân cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp mới đạt hiệu quả cao.

Biện pháp canh tác: Nên sử dụng những hom giống khỏe, đạt tiêu chuẩn, không có mầm mống sâu bệnh. Diệt trừ cây ký chủ, cỏ dại, vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch; sử dụng giống ít mẫn cảm với sâu hại.

Biện pháp sinh học: Sử dụng côn trùng như kiến, ong ký sinh lên trứng sâu đục thân để giảm tỷ lệ xâm nhiễm; bảo vệ thiên địch trên rẫy mía, tạo cân bằng sinh học có lợi cho cây.

Biện pháp hóa học: Trong phòng trị sâu đục thân trên cây mía không có loại thuốc đặc hiệu và có tác dụng lâu dài. Thường sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Diazinon như Basudin 5G, 10G, rải lúc đặt hom với lượng 30 kg/ha, có thể giảm tới 78,7% số mầm non bị hại và giảm 32,5% số cây bị sâu sau thời kỳ vươn lóng, khi mía lớn rải vào bẹ. Các loại Basudin 40 EC, 50 EC/ND pha nước 0,2% xử lý ngâm hom 5 phút.

Quy trình phòng trừ theo các giai đoạn:

- Từ khi trồng đến kết thúc nảy mầm: Bón vào rãnh trước khi trồng Padan 4H, Kayazinon, Basudin 10G liều lượng 30 kg/ha, phòng trừ mối, bọ hung và các loại sâu đục thân khác.

- Giai đoạn kết thúc mọc mầm đến vươn lóng: Rải hoặc phun cục bộ những đoạn mía bị hại hoặc có triệu chứng sâu mới xâm nhập (héo lá bên, lốm đốm trắng do sâu đục thân 4 vạch), dùng Padan 4H liều 10 g/m hoặc phun Vibasu nồng độ 0,25%, Padan 95SP 0,8 kg/ha; theo dõi phát hiện sớm các loại rầy chích hút, dùng Sumithion 50 EC 1-1,2 lít/ha hay Supracid 40ND, pha 8 lít/ha phun ướt lên ngọn mía trừ bọ rầy đầu vàng, bọ trĩ và một số đối tượng chích hút khác; cắt cây bị sâu hại đã khô ngọn không có khả năng cho thu hoạch.

- Giai đoạn vươn lóng đến trước thu hoạch: Bóc lá khô, lá già, chặt cây khô do sâu bệnh, vệ sinh đồng ruộng.

- Sau thu hoạch: Phát quang bờ lô tránh sâu hại ẩn náu; luân canh cải tạo đất khi kết thúc một chu kỳ mía.


Có thể bạn quan tâm

Quy Trình Sản Xuất Mía Công Nghệ Cao Quy Trình Sản Xuất Mía Công Nghệ Cao

Yêu cầu sinh thái: Cây mía có nguồn gốc nhiệt đới, nên nhu cầu về ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm cao. Để cho cây mía sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất, chất lượng cao bà con cần chọn trồng mía ở những vùng có nhiệt độ từ 25-35 độ C.

31/07/2013
Các Biện Pháp Để Hạ Giá Thành Cho Cây Mía Các Biện Pháp Để Hạ Giá Thành Cho Cây Mía

Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, với phương thức sản xuất mía truyền thống, lạc hậu, cộng với giá vật tư, giá mía nguyên liệu luôn biến động bất thường, người trồng mía thường bị lỗ nên không an tâm trồng cây mía.

15/07/2013
Bọ Hung Hại Mía Và Cách Phòng Trừ Bọ Hung Hại Mía Và Cách Phòng Trừ

Sâu non mới nở màu trắng sữa, đầu ngực có màu nâu. Sâu ít chân, hình cong chữ C. Đốt cuối bụng của sâu non có nhiều gai và xếp không tạo hình nhất định. Đẫy sức từ 19 – 25 mm. Nhộng trần màu trắng nhạt, gần vũ hóa có màu nâu nhạt.

15/07/2013
Trồng Mía Trên Nền Phân Hữu Cơ Trồng Mía Trên Nền Phân Hữu Cơ

Chọn giống: Các giống mía mới như VN84-4137, ROC10, ROC16, quế đường 11; kế đến là VĐ86-368, K84-200 đang được nông dân ĐBSCL ưa chuộng. Lấy hom giống trên ruộng mía được sáu tháng tuổi đang xanh tốt, chọn những cây to khỏe đứng thẳng, không sâu bệnh, không trổ cờ.

15/07/2013
Mía Mía"Công Nghệ Cao" Và Hướng Phát Triển Bền Vững

Vụ mía năm 2008-2009 này, cây mía vùng Lam Sơn, Thanh Hóa bắt đầu đầu tư công nghệ sinh học, đưa năng suất tăng hai lần so với trước, tạo điều kiện người trồng có lãi cao, lâu bền.

31/07/2013