Cá Tra - Cơ Hội Tiến Xa
Ngày 12/9/2011, Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI) công bố danh sách 10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ năm 2010. Cá tra, basa của Việt Nam đứng vị trí thứ 9, tăng một bậc so với năm 2009.
Từ vị trí thứ 10 năm 2009
Năm 2009 là năm đầu tiên cá tra, basa Việt Nam lọt vào danh sách thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ, xếp thứ 10 với mức tiêu thụ bình quân 0,356 pao/người. Tôm dẫn đầu với mức tiêu thụ bình quân đầu người 4,1 pao, chiếm hơn 1/4 trong tổng số 15,8 pao mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân của người tiêu dùng Mỹ trong năm 2009. Cá ngừ đóng hộp giữ vị trí thứ 2 với 2,5 pao, giảm 0,3 pao so với năm 2008. Tiêu thụ cá hồi đứng thứ ba, tăng 1,84 pao lên 2,04 pao bình quân đầu người. Cá minh thái Alaska đứng ở vị trí thứ 4 với 1,45 pao, tăng từ 1,34 pao trong năm 2008. Cá rô phi ở vị trí thứ 5, tăng nhẹ từ mức 1,19 pao năm 2008 lên 1,2 pao năm 2009. Năm vị trí tiếp theo thuộc về cá da trơn 0,84 pao, cua 0,594 pao, cá tuyết 0,419 pao và ngao 0,413 pao. Vị trí cuối cùng cho thấy một bất ngờ lớn, đó là cá tra, basa được nuôi ở Việt Nam xuất hiện trong danh sách top 10 với mức tiêu thụ 0,356 pao/người.
Đến vị trí thứ 9 năm 2010
Năm 2010, với mức tiêu thụ 0,405 pao/người, tăng 14% cá tra, basa Việt Nam đã tăng lên một bậc, xếp vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng của NFI. Ngoài cá tra, basa của Việt Nam, cá rô phi cũng có sự bứt phá ngoạn mục khi vươn lên vị trí thứ 4 với mức tiêu thụ bình quân tăng 20%, từ 1,2 pao/người năm 2009 lên 1,45 pao/người năm 2010.
Bên cạnh đó, mức tiêu thụ cá ngừ, cá tuyết cũng tăng so với năm trước, tuy nhiên vị trí xếp hạng của hai loài cá này vẫn không thay đổi so với năm 2009. Cụ thể, tôm vẫn đứng đầu với mức tiêu thụ 4 pao/người, giảm nhẹ so với 4,1 pao/người năm 2009, chiếm 25% mức tiêu thụ thủy sản trung bình của người Mỹ là 15,8 pao/người. Cá ngừ đóng hộp xếp thứ 2 với mức tiêu thụ 2,7 pao/người, tăng so với 2,5 pao/người năm 2009. Cá hồi xếp thứ 3 với mức tiêu thụ giảm từ 2,04 pao/người năm 2009 xuống 1,999 pao/người năm 2010. Cá minh thái Alaska tụt xuống vị trí thứ 5 với 1,192 pao/người, giảm so với 1,45 pao/người của năm trước do hạn ngạch khai thác giảm mạnh từ năm 2009. Cá da trơn tiếp tục xếp thứ 6 với 0,8 pao/người, cua 0,573 pao/người, cá tuyết 0,463 pao/người. Cuối cùng là ngao với 0,341 pao/người.
Và liệu có thể tiến xa hơn?
Kể từ khi lọt vào top 10 loài thủy sản năm 2002 cho đến nay, cá rô phi không ngừng thăng hạng. Với lượng tiêu thụ trung bình 0,3 pao/người, tăng lên 1,19 pao/người năm 2008, 1,2 pao/người năm 2009 và 1,45 pao/người năm 2010 vượt qua cả cá minh thái Alaska 1,192 pao/người vốn giữ vị trí thứ 4 trong năm 2008 và 2009.
Việc cá rô phi leo lên vị trí thứ 4 trong danh sách 10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ năm 2010 của NFI hoàn toàn không làm ngạc nhiên giới thủy sản nước Mỹ. Nhưng lại đặt ra một câu hỏi, liệu cá tra, basa Việt Nam có đạt được thành công như cá rô phi trong tương lai hay không?
Năm 2009, lần đầu tiên cá tra, basa Việt Nam lọt vào top 10 loài thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ với lượng tiêu thụ bình quân 0,35 pao/người. Sau 1 năm, loài cá này đã leo lên vị trí thứ 9 với 0,4 pao/người. Cũng giống như cá rô phi, cá tra, basa Việt Nam cũng đáp ứng các tiêu chí giá về chất lượng, giá cả và dễ mua. Dù phần lớn người tiêu dùng Mỹ chưa có thông tin nhiều về loài cá này, nhưng họ vẫn ăn thử và ưa chuộng cá tra, basa Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc “con cá vàng” của thủy sản Việt Nam cũng có thể sẽ có một bước tiến xa hơn trên con đường khẳng định vị trí của mình trên thị trường thế giới.
>> “Quan sát số liệu của 3 năm gần đây 2008, 2009 và 2010, chúng ta có thể hy vọng rằng, chúng ta đang bắt đầu nhìn thấy một khuynh hướng tiêu thụ thủy sản ổn định, vững chắc và đảm bảo cho lợi ích kinh doanh” – Chủ tịch NFI John Connelly cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Diện tích không có nước để gieo trồng vẫn còn tới gần 15.000ha, diện tích đã chuyển đổi là hơn 4.600ha. Theo Tổng cục Thủy lợi, thời gian tới, nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, diện tích hạn hán sẽ tăng lên và phạm vi có thể tiếp tục mở rộng.
Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý thì người nông dân có thể nâng năng suất của cây mía lên gấp 1,5 lần, thậm chí có trường hợp tăng gấp đôi.
Đã có thời kỳ, nuôi nhím trở thành đề tài được nhắc tới nhiều trong những câu chuyện làm giàu của người nông dân ở không ít nơi. Tại thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang), nơi một thời ghi nhận sự “lên ngôi” của con nhím và cũng là nơi điển hình về sự thăng trầm của loài vật nuôi này.
Mặc dù bị cơn bão số 10 năm 2013 tàn phá song hiện vẫn có rất nhiều nông dân ở miền Trung, trong đó có Quảng Bình, vẫn đánh liều với cây cao su…
Nông sản Việt Nam vốn được đánh giá là phong phú chủng loại, ngon, rẻ… Tuy nhiên, để khẳng định mình trên thị trường thế giới, những lợi thế đó chưa đủ. Điều kiện tối ưu là nông sản Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm.