Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Rau Hà Nội Khó Khăn Sau Bão

Người Trồng Rau Hà Nội Khó Khăn Sau Bão
Ngày đăng: 22/08/2013

Sau bão số 5 và số 6 vừa qua, nhiều diện tích rau ở ngoại thành Hà Nội bị thiệt hại nặng, năng suất giảm mạnh...

Tại huyện Đông Anh, Hà Nội, nhiều diện tích rau cải các loại, rau đay, cà tím, bí xanh…bị thối gốc do mưa kéo dài, trong đó, thiệt hại nhất là rau ăn lá. Trái với khung cảnh bận rộn trước đây, trên đồng rau chỉ lác đác vài nông dân đang làm đất, rắc phân, tạo hàng để chuẩn bị trồng lứa rau mới.

Những cây con đóng trong bầu để la liệt trên bờ ruộng, chuẩn bị trồng thay thế những lứa rau bị hỏng do úng ngập. Anh Nguyễn Xuân Thủy, một nông dân trồng rau ở xã Nam Hồng cho biết, gia đình trồng gần ba sào cải ngọt, cải chíp và cải mơ nhưng do mưa kéo dài nên gần 60% diện tích có nguy cơ bị thối. Mặc dù giá rau bán ra có tăng nhưng thu nhập của nông dân vẫn thấp.

Anh Trần Xuân Thủy cho biết: “Đợt bão vừa qua, rau bị chết 50%, các nhà có rau cải nát hết, nhũn hết, héo hết, nhiều bà con phải cấy lại, cấy bằng phương pháp cấy dặm thôi. Sau bão, bà con phải tiếp tục trồng cho kịp thời vụ”.

Chị Nguyễn Thị Linh, hộ nông dân trồng rau ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì cho biết, gia đình có 2 sào rau cải đã đến lứa thu hoạch nhưng bão gây mưa lớn, úng ngập hỏng hơn một nửa. Những ngày qua, gia đình chị tranh thủ xuống đồng chăm sóc những cây còn sống sót, trồng mới những diện tích đã chết với hy vọng vớt vát được phần nào đó.

Để giúp đỡ bà con nhanh chóng ổn định lại sản xuất, các quận huyện trên địa bàn Hà Nội đã tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nông dân tiêu úng, chăm sóc những cây trồng còn sống và dọn dẹp ruộng rau bị hư hỏng do ngập nước.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Anh, Phó Phòng kinh tế huyện Thanh Trì cho biết: “Sau cơn bão số 6, tình hình sản xuất của bà con cũng bị xáo trộn. Chúng tôi đã hướng dẫn bà con chăm sóc những diện tích lúa, rau sau rút nước, chống đổ; đối với các loại rau thì dọn những cây bị chết do ngập nước và sẽ dọn vệ sinh đồng ruộng, bón phân cho cây phát triển”.

Đến thời điểm này, giá rau xanh tại Hà Nội vẫn đang ở mức cao, có những loại giá cao gấp đôi so với trước đây như rau muống, rau cải, giá đỗ. Không chỉ Hà Nội mà các địa phương lân cận như Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc là những nơi cung cấp nguồn rau xanh chủ yếu cho Hà Nội cũng bị thiệt hại lớn do mưa bão.

Vì vậy, chính quyền và ngành chức năng các địa phương cần có những phương án hỗ trợ tích cực giúp người nông dân nhanh chóng khôi phục diện tích rau bị ngập úng, tăng cường sản xuất cây trồng vụ đông, nhất là các loại rau ngắn ngày, bổ sung nhanh nguồn rau xanh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Vùng Nuôi Tôm Công Nghiệp Tập Trung Ở Cà Mau Phát Triển Vùng Nuôi Tôm Công Nghiệp Tập Trung Ở Cà Mau

Trong tiến trình phát triển nghề nuôi thủy sản, tỉnh đã quy hoạch 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, sau một thời gian quy hoạch được thông qua, hiện nay 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Việc triển khai quy hoạch như mục tiêu ban đầu đang gặp phải nhiều khó khăn.

09/09/2013
Trao Chứng Nhận GlobalGAP Cho 3 Cơ Sở Nuôi Cá Tra Thương Phẩm Ở Vĩnh Long Trao Chứng Nhận GlobalGAP Cho 3 Cơ Sở Nuôi Cá Tra Thương Phẩm Ở Vĩnh Long

Chiều 22/3/2013, Tổ chức quốc tế Bureau Veritas Certification đã trao chứng nhận GlobalGAP cho 3 cơ sở nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long gồm: trang trại cá tra ở xã Mỹ Hòa (Bình Minh) thuộc Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex), trang trại cá tra Ba Huy ở xã Thanh Bình (Vũng Liêm) và trang trại nuôi cá tra xuất khẩu ở xã Quới Thiện (Vũng Liêm) thuộc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phước Anh.

25/03/2013
Triển Vọng Nuôi Cá Lồng Bè Trên Hồ Mường Lay (Điện Biên) Triển Vọng Nuôi Cá Lồng Bè Trên Hồ Mường Lay (Điện Biên)

Trước đây, người dân trên địa bàn TX. Mường Lay (Điện Biên) nuôi thả cá chủ yếu theo hình thức quảng canh cải tiến, tận dụng các sản phẩm dư thừa trong sinh hoạt, chăn nuôi, đầu tư ít nên chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong khi đó cá nuôi phần lớn là các loại cá truyền thống nên hiệu quả kinh tế thấp.

10/09/2013
Triển Vọng Từ Vụ Cá Nam Triển Vọng Từ Vụ Cá Nam

Theo lịch thời vụ trong đánh bắt hải sản, bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 9 âm lịch là thời điểm diễn ra hoạt động khai thác vụ cá Nam. Tuy chỉ kéo dài trong thời gian 5 tháng song vụ cá này sẽ góp phần quan trọng vào tổng sản lượng thuỷ hải sản của toàn tỉnh; là vụ có thể khai thác được nhiều luồng cá nổi và mực.

25/03/2013
Xuống Giống Gần 15.000 Ha Lúa Thu Đông Và Lúa - Tôm Xuống Giống Gần 15.000 Ha Lúa Thu Đông Và Lúa - Tôm

Sau khi thu hoạch xong lúa hè thu, nông dân đã cải tạo ruộng và xuống giống gần 14.000ha lúa thu đông và hơn 1.000ha lúa trên đất tôm - lúa. Bên cạnh đó, nông dân TP. Bạc Liêu và huyện Đông Hải đã xuống giống gần 2.000ha lúa cao sản.

11/09/2013