Cá Song Vua Giá Cao Kỷ Lục

Vừa qua, nhiều hộ dân nuôi cá ở làng bè Long Sơn (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) đã xuất bán một đợt cá Song Vua có trọng lượng 30kg mỗi con với mức giá cao kỷ lục 350.000đ/kg.
Ông Trình Anh Tuấn, người trực tiếp chăm sóc cá Song Vua trên bè nuôi tại làng bè Long Sơn cho biết: “Từ nhiều năm trước, một số hộ nuôi trên làng bè đã mạnh dạn mua giống cá này về nuôi thả trên bè, mặc dù giá giống rất cao từ 35.000 đến 50.000đ/con tùy kích cỡ.
Song Vua là loại cá có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, có thể tăng trọng từ 5 đến 8 kg/năm tùy nguồn nước cũng như kỹ thuật chăm sóc của người nuôi”.
Song Vua nuôi trên bè của ông Tuấn sau hơn 3 năm chăm sóc đã đạt trọng lượng 30kg/con, vừa rồi bán được giá 350.000đ x 30 kg = 10,5 triệu đồng/con, trừ chi phítừ 1,5 đến 2 triệu đồng/con, số tiền lãi giúp ông Tuấn thắng lớn.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Dũng (thôn 9, xã Long Sơn) giống cá này dù khả năng tăng trưởng nhanh nhưng sức đề kháng lại kém, tỉ lệ hao hụt trong khi nuôi rất cao (dao động ở mức 50% giống thả), nhiều hộ biết giá trị cao nhưng e ngại sợ rủi ro lớn.
“Cá Song Vua rất mẫn cảm với thay đổithời tiết, do đó vào những lúc chuyển trời hay giao mùa, người nuôi cần phải theo dõi chặt chẽ để kịp thời xử lý khi cá có những dấu hiệu nhiễm bệnh”, ông Dũng nói.
Được biết, cá Song Vua tại đây bán được giá rất cao do mộtDN tìm mua để thả nuôi trong khu du lịch. Họ cần cá còn khỏe mạnh, sau đó gây mê rồi vận chuyển tới khu thủy cung do Cty Vinpearl Phú Quốc(thuộc tập đoàn Vingroup) đầu tư tại khu Bãi Dài - một trong những khu vực còn lưu giữ được những nét nguyên thủy hoang sơ nhất trên đảo Phú Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Là một tỉnh miền núi có rất nhiều lợi thế về đồng cỏ, nghề nuôi dê ở Tuyên Quang hình thành từ lâu, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương thức nuôi quảng canh, chăn thả tự do. Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã triển khai dự án Dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán. Sau 4 năm thực hiện, đến nay đàn dê đã được cải tạo, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi theo lối quảng canh, thả rong của bà con.

Dạy cho chính những người nông dân thực thụ cách trồng lúa đúng quy trình, chăm sóc lúa đúng cách... Đó là hình thức dạy nghề tại chỗ rất hiệu quả cho bà con nông dân ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội).

Năm nay, theo dự báo sẽ có khá nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao có thể sẽ lên tới gần 40 độ C. Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao sẽ làm cho vật nuôi ăn kém, uống nhiều nước, bức xạ nhiệt lớn, sức đề kháng và sức sản xuất của vật nuôi giảm đáng kể, các loại dịch, bệnh như: tiêu chảy, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng... dễ phát sinh và lây lan. Vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh, bị chết do cảm nắng, nhất là đối với những vùng có ổ dịch gia súc, gia cầm cũ, những địa phương có nhiều trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, gây thiệt hại cho công tác sản xuất chăn nuôi.

Mận Tam hoa Bắc Hà là loại quả đặc sản của huyện Bắc Hà (Lào Cai) được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến. Đây là cây trồng xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế của nhiều hộ dân vùng cao nguyên Bắc Hà, tuy nhiên từ năm 2000, cây mận Tam hoa chưa khẳng định được giá trị kinh tế, giá trị văn hoá du lịch vốn có