Cà Phê Thế Giới Thiếu Hụt Nghiêm Trọng Nhất Trong 9 Năm

Theo Financial Times, cà phê hòa tan toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng giá vì vụ mùa thất bát của Việt Nam.
Theo Financial Times, cà phê hòa tan toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng giá vì vụ mùa thất bát của Việt Nam
Volcafe cho biết do bệnh dịch và thời tiết khắc nghiệt ở Việt Nam - nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, thị trường r20obusta sẽ thâm hụt khoảng 3 triệu bao loại 60 kg. Đây là mức thâm hụt lớn nhất kể từ vụ mùa 2005-2006.
Trong báo cáo quý gần nhất về tương quan cung - cầu cà phê toàn cầu, Volcafe cho biết sản lượng robusta vụ mùa 2014 - 2015 có thể giảm 4,5% so với năm trước, còn 66,3 triệu bao. Trong khi đó lượng tiêu thụ vẫn tăng đều đặn qua các năm, và có thể tăng 2,8% lên 69,3 triệu bao trong năm nay.
Bên cạnh đó, thị trường cà phê arabica chất lượng cao hơn cũng khá bấp bênh khi nước sản xuất lớn nhất Brazil vừa mới trải qua một đợt hạn hán chưa từng có hồi đầu năm 2014, gây tổn thương nặng nề cho sản lượng năm nay và cho các nông dân, nhà buôn và nhà đầu tư đầu tư vào vụ mùa 2015.
Hai vụ mùa thất bại liên tiếp ở Brazil có thể báo trước tình trạng thiếu cung nghiêm trọng, và ngành công nghiệp hiện đang cố gắng xác định mức thiệt hại cây trồng chính xác do hạn hán ở nước này gây ra. Volcafe chưa thể dự đoán vụ mùa Brazil 2015 - thu hoạch khoảng tháng 6-7 năm sau.
Giá robusta hợp đồng kỳ hạn, trên sàn Liffe tháng 1-2015 tăng 1,3% lên 2.104 USD/tấn.
Nguồn bài viết: http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20141127/ca-phe-the-gioi-thieu-hut-nghiem-trong-nhat-9-nam/677061.html
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2013 đến nay, giá tôm thế giới liên tục nằm ở mức cao do sản lượng tôm giảm mạnh dưới ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS). Năm 2014, EMS trên tôm tại một số nước đã cơ bản được khống chế nhưng vẫn còn hoành hành tại một số nước sản xuất tôm lớn trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan. Thật khó có thể đưa ra dự báo về giá tôm khi mà ảnh hưởng của EMS và kết quả khắc phục sau đó vẫn rất khó dự đoán.

Tại vùng biển miền Trung như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên đến các vùng biển Nam Bộ như Kiên Giang, Cà Mau… ngư dân phấn khởi khi trúng đậm mùa tôm, cá biển. Thêm vào đó, một số loại hải sản được giá như cá cơm, cá nục, cá thu, cá ngừ, tôm, nhuyên thể… giúp các tàu đánh bắt tăng thêm thu nhập.

Người nuôi tôm ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tự hào với quy trình luân canh tôm – lúa suốt thời gian dài từ năm 1998 đến năm 2008. Vừa thắng tôm, vừa canh tác được một vụ lúa, mức độ rủi ro thấp, hầu hết nông dân 6 xã vùng tôm lúa Mỹ Xuyên khá lên từ quy trình bền vững này.

Thời tiết sau Tết Nguyên đán đã nắng ấm, nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh Phú Yên đang thả giống. Thế nhưng, chất lượng con giống chưa được kiểm soát chặt chẽ khiến nhiều hộ nuôi tôm không yên tâm. Sở NN-PTNT đề nghị các địa phương có nuôi tôm tăng cường quản lý vùng nuôi, kiểm soát chặt chẽ nguồn tôm giống không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch.

Tuy vậy, nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh ta còn thiếu tính bền vững, tình trạng xả nước thải trực tiếp từ các ao hồ ra môi trường diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi chưa được quan tâm đúng mức, nên dịch bệnh đã phát sinh ở nhiều địa phương. Sản lượng thủy sản khai thác được khá lớn, nhưng chất lượng không cao, nên giá trị xuất khẩu còn thấp…