Cà Phê Thế Giới Thiếu Hụt Nghiêm Trọng Nhất Trong 9 Năm
Theo Financial Times, cà phê hòa tan toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng giá vì vụ mùa thất bát của Việt Nam.
Theo Financial Times, cà phê hòa tan toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng giá vì vụ mùa thất bát của Việt Nam
Volcafe cho biết do bệnh dịch và thời tiết khắc nghiệt ở Việt Nam - nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, thị trường r20obusta sẽ thâm hụt khoảng 3 triệu bao loại 60 kg. Đây là mức thâm hụt lớn nhất kể từ vụ mùa 2005-2006.
Trong báo cáo quý gần nhất về tương quan cung - cầu cà phê toàn cầu, Volcafe cho biết sản lượng robusta vụ mùa 2014 - 2015 có thể giảm 4,5% so với năm trước, còn 66,3 triệu bao. Trong khi đó lượng tiêu thụ vẫn tăng đều đặn qua các năm, và có thể tăng 2,8% lên 69,3 triệu bao trong năm nay.
Bên cạnh đó, thị trường cà phê arabica chất lượng cao hơn cũng khá bấp bênh khi nước sản xuất lớn nhất Brazil vừa mới trải qua một đợt hạn hán chưa từng có hồi đầu năm 2014, gây tổn thương nặng nề cho sản lượng năm nay và cho các nông dân, nhà buôn và nhà đầu tư đầu tư vào vụ mùa 2015.
Hai vụ mùa thất bại liên tiếp ở Brazil có thể báo trước tình trạng thiếu cung nghiêm trọng, và ngành công nghiệp hiện đang cố gắng xác định mức thiệt hại cây trồng chính xác do hạn hán ở nước này gây ra. Volcafe chưa thể dự đoán vụ mùa Brazil 2015 - thu hoạch khoảng tháng 6-7 năm sau.
Giá robusta hợp đồng kỳ hạn, trên sàn Liffe tháng 1-2015 tăng 1,3% lên 2.104 USD/tấn.
Nguồn bài viết: http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20141127/ca-phe-the-gioi-thieu-hut-nghiem-trong-nhat-9-nam/677061.html
Related news
Sự việc đùi gà Mỹ khi về Việt Nam vừa qua chỉ có giá 20.000 đồng/kg đã khiến cho người tiêu dùng không khỏi băn khoăn về nguồn gốc, sự minh bạch cũng như mức đảm bảo an toàn vệ sinh của sản phẩm.
Với bản tính cần cù, chịu khó, nhiều phụ nữ ở miền đất quế Trà Bồng phát triển chăn nuôi và trồng rừng, trở thành những tấm gương phụ nữ tiêu biểu, điển hình trong xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc.
Ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay, thời gian tới, nhiều loại trái cây Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, New Zealand…khi mà các quy trình kỹ thuật song phương đã được hoàn tất.
Tháng 9-2015 Nhật Bản sẽ cho nhập khẩu xoài Cát Chu của Việt Nam, theo ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT).
Giá nguyên liệu dao động ở mức thấp đã khiến không ít hộ nông dân nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) quyết định “treo ao” sau khi tôm nuôi xảy ra dịch bệnh.