Cá nuôi đội lốt cá đồng
Cá đồng, cá nuôi bán ở chợ khó phân biệt
Tìm đến khu chợ bán thủy sản tươi sống ở TX Hồng Ngự (Đồng Tháp) có hàng chục gian hàng bán cá các loại, trong đó cũng không ít gian hàng bán cá nuôi “ngụy trang” cá đồng. Hiện nay, lũ kém nên lượng cá rất ít cá lóc, cá rô, trê, mè vinh… đồng loại lớn rất khan hiếm.
Do đó, cá nuôi vẫn là mặt hàng chủ lực mới đủ nguồn cung cho các chợ đầu mối.
Theo các tiểu thương, trên 80% mặt hàng cá lóc, cá rô, ếch… nuôi được bày bán tại chợ. Còn cá đồng chủ yếu là cá linh non, tép, cá bông lau, cá bống… nhưng không nhiều.
Bà Phan Thị Thanh ở phường An Lạc, thị xã Hồng Ngự có hơn 6 năm trong nghề buôn bán cá đồng cho biết: Hiện giá cá đồng rất đắt, cá lóc đồng 120.000 - 130.000 đồng/kg; cá rô đồng 70.000 - 80.000 đồng/kg, còn giá cá nuôi thì thấp hơn từ 40.000 - 50.000 đồng/kg.
Người bán cứ vô tư chào, mời còn người mua thì ít ai phân biệt được cá nuôi và cá đồng nên cứ mua và khi về nhà chế biến phát hiện thì đã muộn. Chị Phạm Thị Xuân, ngụ thị xã Hồng Ngự cho biết: “Thấy cá lóc trong chợ ngon nên mua với giá 120.000 đồng/kg nên nghĩ là cá đồng thật. Khi về nhà kho và nấu canh thì mới phát hiện cá bở và rất tanh, lượng mỡ nhiều, thịt bở không thơm ngon”.
Vào tận chợ Cả Sách thuộc xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) tìm mua cá đồng thì các tiểu thương ở đây cho biết, muốn mua cá đồng phải đi sớm mới mua được còn hiện giờ chỉ còn lại cá nuôi.
Chị Phạm Xuân Hoa (42 tuổi), ngụ xã Thường Thới Hậu A chia sẻ kinh nghiệm: "Muốn mua cá đồng thì nên đi chợ sớm, chọn cá loại nhỏ và vào các chợ quê ít có bị gian lận hơn. Những chợ lớn cá đồng không đủ bán nên nhiều người bán cá nuôi lại quảng cáo cá đồng bán giá cao."
Hiện đang vào mùa lũ, các tuyến đường như Cần Thơ - Hậu Giang, QL 91 hướng Cần Thơ đi An Giang hay tỉnh lộ 922 Ô Môn đi Cờ Đỏ… xuất hiện hàng trăm điểm bán các loại cá nuôi đội lốt cá đồng. Đây là hành vi đánh lừa người tiêu dùng.
Theo kinh nghiệm của lão nông Trần Văn Hai ở phường Thới An Đông, quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ), để nhận biết cá lóc, cá rô... thiên nhiên thì người mua cần quan sát kỹ. Nếu cá lóc hoặc cá rô đồng thì có kích cỡ nhỏ, độ lớn không đồng đều, mình thon, thịt chắc, màu hơi đen, khi chọn lựa, cá nhảy rất mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng - Bình Phước) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.
Từ lần gặp đầu tiên, tôi rất ấn tượng với chú bởi tác phong nhanh nhẹn và cởi mở. Chú là người biết nắm bắt cơ hội để làm kinh tế gia đình: nuôi ong lấy mật và làm du lịch. Chú Lê Hữu Phước, 58 tuổi, một nông dân chân chất, thích học hỏi, ngụ ở ấp Phú Hiệp - xã Vĩnh Bình (Chợ Lách - Bến Tre).
Thời gian qua, một số nông dân trồng rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bỏ cây tràm chuyển qua trồng cây xà cừ. Theo các hộ dân, trồng xà cừ lợi nhuận cao hơn 3 lần trồng tràm và tốn ít công hơn. Ông Hồ Sơn Tư, chủ trang trại lớn ở xã Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai), cho biết với diện tích khoảng 25 hécta xà cừ năm thứ 12 - 13, hiện có rất nhiều cơ sở sản xuất gỗ tới hỏi mua với giá 2,5 - 3 triệu đồng/m3. Sau khi trừ chi phí, còn lãi khoảng 600 triệu đồng/hécta.
Huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) có trên 9.240ha trồng cây ăn trái, trong đó có 2.408ha cam sành. Nhờ làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đưa cây có múi xuống chân ruộng đang được nông dân huyện Trà Ôn phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội ND xã Minh Khai cho biết: Hội ND xã đã sớm về đích chi hội, cơ sở hội khá, vững mạnh với nhiều tiêu chí đạt trên 100% chỉ tiêu huyện giao. Cụ thể, Hội ND đã phát triển được 40 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 1.448; 4/4 chi hội đạt vững mạnh xuất sắc.