Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

6 Tháng Đầu Năm Khai Thác Gần 34.307 Tấn Thủy Sản

6 Tháng Đầu Năm Khai Thác Gần 34.307 Tấn Thủy Sản
Ngày đăng: 24/06/2012

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, 6 tháng đầu năm 2012, sản lượng khai thác thủy sản của bà con ngư dân trong tỉnh đạt khoảng 34.307 tấn, đạt trên 50% kế hoạch năm. Ngư dân ở hầu khắp các địa bàn trong tỉnh đều “trúng” mùa với sản lượng khá. Trong đó, sản lượng khai thác hải sản từ các tàu vươn khơi của ngư dân chiếm phần lớn sản lượng khai thác thủy sản chung toàn tỉnh. Đây là con số đáng mừng khi bà con ngư dân đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Có được kết quả này, ngư dân Trà Vinh đã và đang nỗ lực vượt khó, từng bước tổ chức lại sản xuất, liên kết bám biển, giảm chi phí sản xuất, tập trung đầu tư nâng cấp, cải hoán và đóng mới tàu công suất lớn để để vươn khơi khai thác.

Toàn tỉnh hiện có gần 1.300 tàu thuyền hoạt động nghề cá, trong đó có trên 150 tàu đánh bắt xa bờ công suất trên 90CV, tập trung ở các địa phương trọng điểm nghề cá trong tỉnh như: thị trấn Định An (Trà Cú), thị trấn Mỹ Long (Cầu Ngang), xã Long Đức (thành phố Trà Vinh), xã Hòa Thuận (Châu Thành). Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, phấn đấu năm 2012 toàn tỉnh khai thác đạt 68.500 tấn thủy sản, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang chỉ đạo các đơn vị, ngư dân chủ động khắc phục khó khăn, tập trung huy động các nguồn lực, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nghề, tiếp tục phát triển đánh bắt xa bờ gắn với nâng cấp nghề, ứng dụng công nghệ mới trong khai thác. Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản sau thu hoạch gắn với khuyến khích nâng cấp công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, nhất là đối tượng hải sản xuất khẩu. Thiết lập, sử dụng mạng lưới thông tin hoạt động khai thác hải sản phục vụ công tác quản lý tàu cá và công tác phòng, chống thiên tai, an ninh - quốc phòng trên biển. Đ
ối với đánh bắt xa bờ, các địa phương vùng biển đẩy mạnh xây dựng các tổ khai thác hải sản, phát huy hiệu quả, tinh thần trách nhiệm của từng thành viên trong tổ, đoàn kết, yên tâm vươn khơi, bám biển dài ngày.

Có thể bạn quan tâm

Cung Ứng Trên 720 Tấn Vật Tư Cho Sản Xuất Vụ Xuân Cung Ứng Trên 720 Tấn Vật Tư Cho Sản Xuất Vụ Xuân

Để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của nông dân, ngay từ đầu tháng 1, Chi nhánh Vật tư nông nghiệp huyện đã chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư gồm: Trên 700 tấn phân bón các loại; 5,5 tấn lúa giống, trong đó, lúa lai 3,5 tấn với các giống chủ yếu là: Syn6, Nhị ưu 838, Bio 404… và trên 20 tấn ngô giống, 100% là giống ngô lai.

24/01/2015
Trao Chứng Nhận Sản Phẩm Chè Búp Khô Đạt Tiêu Chuẩn UTZ Trao Chứng Nhận Sản Phẩm Chè Búp Khô Đạt Tiêu Chuẩn UTZ

Ngày 22-1, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức trao Chứng nhận sản phẩm chè búp khô đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED cho Hợp tác xã chè Tân Hương, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Hồng Thái (Tân Cương) và Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Nhà Thờ (Phúc Trìu).

24/01/2015
Khẩn Trương Chống Hạn Ngay Từ Vụ Đông Xuân Khẩn Trương Chống Hạn Ngay Từ Vụ Đông Xuân

Thông thường hàng năm, công tác chống hạn diễn ra chủ yếu ở vụ sản xuất hè thu nhưng năm qua do lượng mưa quá thấp nên ngay giữa mùa mưa mà hầu hết các hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đều có mức nước thấp hơn trung bình nhiều năm trước. Bởi vậy, ngay từ vụ đông xuân 2014 – 2015, công tác chống hạn được ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện.

24/01/2015
Xây Dựng Vùng Lúa Chất Lượng Cao Xây Dựng Vùng Lúa Chất Lượng Cao

Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng cải tạo ruộng đồng, đầu tư thâm canh để không ngừng tăng diện tích và nâng cao chất lượng sản phẩm lúa hàng hóa. Diện tích cây lúa gieo trồng hàng năm của huyện đạt trên 13.500 ha, sản lượng bình quân trên 80.000 tấn, chủ yếu là các loại giống cho năng suất, chất lượng cao như: Khang Dân, HT1, HC95, Ma Lâm, PC6...

24/01/2015
Những Điển Hình Nông Dân Sản Xuất Giỏi Những Điển Hình Nông Dân Sản Xuất Giỏi

Mới gặp tôi, ông Vương Khánh Hùng ở xã Hải Thành (Hải Lăng, Quảng Trị) đã chia sẻ: “Sống ở vùng úng trũng, chủ yếu nhờ vào mấy sào ruộng quanh năm lại thường xuyên bị lũ lụt nên cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng với gia đình tôi. Trăn trở mãi, cuối cùng tôi nghĩ phải “tích tụ” ruộng đất, đưa cơ giới vào đồng ruộng giải quyết nhanh khâu làm đất, đặc biệt là khâu thu hoạch tránh lũ mới có được thu nhập ổn định...”.

24/01/2015