Cá nuôi bỗng dưng nổ mắt, phơi bụng chết trắng hàng loạt
Cá chết nhanh và đồng loạt
Hơn 10 năm làm nghề nuôi cá lồng bè trên biển ở đây, chưa bao giờ gia đình ông Nguyễn Ngọc Lộc lại điêu đứng như lúc này.
Hơn 2.000 con cá bớp, cá mú đang nuôi trong lồng bè bỗng dưng nổ mắt, phơi bụng bị chết bất thường, mất trắng 350 triệu đồng.
Ông Lộc kể: “Tự nhiên đang khuya, một nguồn nước khác lạ, có mùi xả xuống sông rồi chảy vào lồng nuôi cá mà mình không biết.
Cá trong lồng nhiễm độc nó mới tung lưới.
Mình phát hiện nhảy xuống thì cá nằm chết trắng luôn, trở tay không kịp”.
Khu vực nuôi cá lồng bè cách Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 khoảng 1.000m.
Nhiều lồng bè khác cách Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 khoảng 1km cũng bị ảnh hưởng.
Hộ ông Nguyễn Văn Giá có 92 lồng nuôi, 2 đợt vừa qua bị thiệt hại gần 1.000 con cá bớp có trọng lượng từ 3 -5kg.
Ông Giá nói: “Cá chết hàng loạt như thế này, lấy gì trả tiền vay ngân hàng”.
Khu lồng bè nuôi cá bớp, cá mú và tôm hùm của gia đình ông Trần Tý ở cạnh đó cũng gần như mất trắng.
Ông Tý bức xúc: “Trong vòng 1 giờ tự nhiên cá chết trắng lồng hết.
Mất hơn 500 triệu đồng.
Không biết vì sao mà nước trong đó ra nó ngứa, nó đục, nên con cá chịu không nổi, rồi chết ngộp.
15 năm nuôi qua tôi bình thường, chỉ có năm nay nước nhà máy nhiệt điện xả ra mới bị thôi, chứ mấy năm trước năm nào cũng có lời”.
Chưa rõ nguyên nhân
Theo UBND xã Vĩnh Tân, trong 2 đợt 12.9 và 11.10, có tất cả 102 bồng bè bị thiệt hại nặng với hơn 19.600 con cá bớp bị chết.
Trong đó, có hơn 5.800 con kích cỡ từ 1- 4,5kg và 13.800 con cá giống thả được 15 - 20 ngày tuổi.
Tổng thiệt hại gần 5 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Tâm- Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tân cho biết: “Sau khi nhận thông tin, xã đã cử cán bộ xuống nắm bắt tình hình và khảo sát thực tế thiệt hại của bà con trên lồng nuôi, đồng thời báo cáo sự việc với huyện, với tỉnh”.
Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận cũng cho biết, đã lấy mẫu cá chết gửi đến Cơ quan Thú y Vùng 6 tại TP.Hồ Chí Minh để xét nghiệm.
Kết quả không phát hiện virus gây bệnh trên cá.
Vào thời điểm cá chết, tình hình thời tiết bình thường, không có hiện tượng thủy văn bất thường tại vùng nuôi như: Thủy triều đỏ, sứa độc.
Vì vậy, theo nhận định của Chi cục Thủy sản Bình Thuận, nguyên nhân cá chết hàng loạt ở Vĩnh Tân chỉ có thể do ô nhiễm môi trường nước bởi các tác động từ bên ngoài.
Hiện tại, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận cũng đã lấy mẫu nước về phân tích.
Tuy nhiên, theo Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận, kết quả phân tích mẫu nước này “chưa có cơ sở để kết luận có hay không việc xả thải” vì mẫu nước được Chi cục Bảo vệ môi trường thu vào ngày 5.10- không phải là ngày cá chết hàng loạt.
Đáng nói là, sau ngày cá chết hàng loạt lần 2, ngày 12.10 Chi cục Bảo vệ môi trường chỉ đo kiểm tra chỉ tiêu nhiệt độ nước, mà không gửi mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu lý hóa khác, nên cũng không có cơ sở để xác định ô nhiễm nguồn nước.
Có thể bạn quan tâm
Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) vừa cho biết, thị trường lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mấy ngày qua đã sôi động trở lại.
Chưa khi nào, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu Việt Nam lại chịu nhiều áp lực từ việc phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Sáng nay (12/10), tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị giao ban xuất khẩu tháng 9 năm 2015 với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp (DN) và Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu phía Nam. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tham dự và chủ trì hội nghị.
Chương trình Tân Bình-Phiên chợ Khuyến mại 2015 do UBND quận Tân Bình (TP.HCM) tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Tân Bình, vừa diễn ra từ ngày 9 đến 13/10/2015.
Thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước còn tiềm năng rất lớn để các DN khai thác. Tuy nhiên, để chiếm lĩnh thị trường nội địa, các DN cần nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, thay đổi chiến lược marketing để tăng vị thế cho sản phẩm trong mắt người tiêu dùng.