Cá ngừ sang Nhật
Đoàn công tác Nhật Bản do ông Hitoshi Kato, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai dẫn đầu cùng các ngành chức năng của tỉnh Bình Định vừa có buổi họp bàn biện pháp thực diện dự án Khai thác, thu mua, xuất khẩu cá ngừ đại dương (CNĐD) do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ.
Sở NN-PTNT Bình Định đã báo cáo kết quả thực hiện đánh bắt CNĐD bằng máy câu do Nhật Bản chuyển giao trong thời gian qua của những tàu tham gia dự án.
JICA giao cho Tập đoàn Kato Hitoshi thực hiện dự án này và Sở NN-PTNT Bình Định là đơn vị trực tiếp tổ chức tiến hành.
Về kỹ thuật, phía Nhật Bản sẽ chuyển giao 25 bộ máy móc, thiết bị đánh bắt CNĐD, kể cả máy Sonar dò cá cho Bình Định và sẽ tổ chức việc vận chuyển sản phẩm sang Nhật Bản bằng đường hàng không hoặc đường thủy. Bình Định sẽ tiếp nhận thiết bị tại TP.HCM và chịu các loại phí bảo hiểm, thuế.
Các chuyên gia Nhật Bản sẽ sang Việt Nam để tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về khai thác, xử lý, bảo quản, đánh giá chất lượng sản phẩm CNĐD cho cán bộ và ngư dân tham gia dự án.
Các chuyên gia sẽ trực tiếp tham gia 3 chuyến khảo sát đánh bắt vào tháng 12/2015. Sang tháng 1/2016 tiến hành xuất khẩu CNĐD sang Nhật...
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định và Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai thống nhất nội dung, kết quả làm việc giữa các sở, ngành của tỉnh và Tập đoàn Kato Hitoshi về việc thực hiện dự án.
Ông Hitoshi Kato, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai cho biết, mới đây ông đã có buổi diện kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chủ tịch nước rất quan tâm và ủng hộ dự án khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD tại Bình Định.
Theo kế hoạch, trong tháng 9 Nhật Bản sẽ chuyển giao 25 bộ thiết bị câu CNĐD cho Bình Định tại TP.HCM, sau đó các chuyên gia thủy sản của Nhật sẽ phối hợp với ngành chức năng của Bình Định lắp đặt thiết bị cho các tàu cá của ngư dân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, bà Trần Thị Thu Hà cảm ơn sự hỗ trợ giúp đỡ nhiệt tình của Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai trong quá trình xây dựng và triển khai dự án này.
“Bình Định sẽ tổ chức lễ tiếp nhận các bộ thiết bị câu CNĐD và lễ xuất quân mở biển đánh bắt trong tháng 9. Tôi tin tưởng với sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 bên, dự án khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD tại Bình Định sẽ thành công”, bà Hà nói.
Có thể bạn quan tâm
Hai tháng qua, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng biến động mạnh và theo hướng trái chiều với mức chênh lệch 30.000-80.000 đồng/kg. Sự tăng giảm với biên độ dao động quá lớn khiến người nuôi tôm lâm vào cảnh “kẻ khóc, người cười”.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang hội nhập với kinh tế thế giới, là chìa khóa giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu và thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Dù vậy, hiện tại người trồng thanh long lại lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng và để dưỡng sức cho cây nên khi mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ. Cung thiếu, cầu tăng đã đẩy giá thanh long lên.
Ngày 10/7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cùng đại diện Vụ Kế hoạch, Cục Trồng trọt, Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN làm việc với tỉnh Tây Ninh để kiểm tra tình hình phát triển cây cao su cũng như tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh này.
Với giá giống ba ba 1 tuần tuổi bình quân 150.000đ/con; ba ba sinh sản 600 - 700.000đ/kg; ba ba thương phẩm từ 300.000 - 350.000đ/kg, nhiều hộ có thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/năm, cá biệt có gần chục hộ thu nhập bình quân 1 tỷ đồng/năm.