Cá ngừ sang Nhật

Đoàn công tác Nhật Bản do ông Hitoshi Kato, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai dẫn đầu cùng các ngành chức năng của tỉnh Bình Định vừa có buổi họp bàn biện pháp thực diện dự án Khai thác, thu mua, xuất khẩu cá ngừ đại dương (CNĐD) do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ.
Sở NN-PTNT Bình Định đã báo cáo kết quả thực hiện đánh bắt CNĐD bằng máy câu do Nhật Bản chuyển giao trong thời gian qua của những tàu tham gia dự án.
JICA giao cho Tập đoàn Kato Hitoshi thực hiện dự án này và Sở NN-PTNT Bình Định là đơn vị trực tiếp tổ chức tiến hành.
Về kỹ thuật, phía Nhật Bản sẽ chuyển giao 25 bộ máy móc, thiết bị đánh bắt CNĐD, kể cả máy Sonar dò cá cho Bình Định và sẽ tổ chức việc vận chuyển sản phẩm sang Nhật Bản bằng đường hàng không hoặc đường thủy. Bình Định sẽ tiếp nhận thiết bị tại TP.HCM và chịu các loại phí bảo hiểm, thuế.
Các chuyên gia Nhật Bản sẽ sang Việt Nam để tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về khai thác, xử lý, bảo quản, đánh giá chất lượng sản phẩm CNĐD cho cán bộ và ngư dân tham gia dự án.
Các chuyên gia sẽ trực tiếp tham gia 3 chuyến khảo sát đánh bắt vào tháng 12/2015. Sang tháng 1/2016 tiến hành xuất khẩu CNĐD sang Nhật...
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định và Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai thống nhất nội dung, kết quả làm việc giữa các sở, ngành của tỉnh và Tập đoàn Kato Hitoshi về việc thực hiện dự án.
Ông Hitoshi Kato, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai cho biết, mới đây ông đã có buổi diện kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chủ tịch nước rất quan tâm và ủng hộ dự án khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD tại Bình Định.
Theo kế hoạch, trong tháng 9 Nhật Bản sẽ chuyển giao 25 bộ thiết bị câu CNĐD cho Bình Định tại TP.HCM, sau đó các chuyên gia thủy sản của Nhật sẽ phối hợp với ngành chức năng của Bình Định lắp đặt thiết bị cho các tàu cá của ngư dân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, bà Trần Thị Thu Hà cảm ơn sự hỗ trợ giúp đỡ nhiệt tình của Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai trong quá trình xây dựng và triển khai dự án này.
“Bình Định sẽ tổ chức lễ tiếp nhận các bộ thiết bị câu CNĐD và lễ xuất quân mở biển đánh bắt trong tháng 9. Tôi tin tưởng với sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 bên, dự án khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD tại Bình Định sẽ thành công”, bà Hà nói.
Related news

Xin giới thiệu cách cho trâu, bò, ngựa uống và cách tiêm chích thuốc thú y.

Người nuôi cá lồng sông Bồ đoạn chảy qua địa bàn xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và xã Hương Toàn, huyện Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) đang gặp khó khăn do nước sông Bồ ô nhiễm nặng.

Xã Láng Biển, huyện Tháp Mười có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 80 ha. Trong đó diện tích nuôi cá sặc rằn của xã là trên 60 ha. Theo số liệu tổng kết chăn nuôi thủy sản của xã là sản lượng trung bình đạt 32 tấn/ha, giá bán (trước tết Nhâm thìn) khoảng 50.000 – 70.000 đồng/kg. Với giá bán trên nông dân nuôi cá sặc rằn của xã Láng Biển lợi nhuận trên 500 triệu đồng/ha.

Kinh nghiệm của nhiều nơi là ủ lá sắn để loại bỏ hoàn toàn các độc tố để có thể cho ra loại thức ăn giàu dinh dưỡng dự trữ lâu dài làm thức ăn chăn nuôi gia súc, nhất là trong những tháng mùa đông thiếu thức ăn xanh và tinh, tận dùng nguồn lá sắn tại chỗ để tiết kiệm chi phí đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cách làm như sau:

Bước đầu nhóm chọn tạo công bố giống DT2008 có nhiều đặc tính quý như chịu hạn, chịu úng, chịu nóng, lạnh cao. Đề kháng khá với các bệnh chính trên đậu tương như phấn trắng, gỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi khuẩn