Mô Hình Cho Cá Bỗng Sinh Sản Tại Nhà Các Hộ Dân
Với giá từ 250.000 – 300.000 đồng/1kg, cá Bỗng là loài có giá trị thương phẩm cao, được thị trường ưa chuộng, tuy nhiên những năm gần đây vấn đề cung cấp con giống cho các hộ nuôi cá gặp nhiều khó khăn, do nguồn giống cạn kiệt
Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của xã Hương Sơn và của huyện Quang Bình trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thì yếu tố con giống và kỹ thuật nuôi đóng vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng
Từ những yêu cầu trên, Trung tâm Thủy sản Hà Giang đã phối hợp với huyện Quang Bình thực hiện Mô hình “Cho cá Bỗng sinh sản tại nhà các hộ dân” tại xã Hương Sơn, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Huyện Quang bình hỗ trợ ống nước, lều bạt; Trung tâm Thủy sản Hà Giang hỗ trợ, chuyển giao khoa học kỹ thuật; người dân bỏ công lao động, địa điểm, thức ăn cho cá... Đến nay mô hình đã thành công, mang lại kết quả rất khả quan, bàn giao cho hộ dân. Mô hình được thực hiện thành công trên 4 đôi cá Bỗng bố mẹ của gia đình ông Hoàng Kim Sông, thôn Buông (xã Hương Sơn). Sau 3 tháng thực hiện đã cho ấp nở thành công 40.000 cá con khỏe mạnh đạt tiêu chuẩn xuất bán. Với giá 5.000 – 10.000 đồng 1 con cá giống bằng đầu đũa như hiện nay, thì trừ chi phí vật tư, thiết bị, thức ăn... lợi nhuận tối thiểu thì gia đình ông Hoàng Kim Sông cũng thu được khoảng 200 triệu đồng
Ông Vi Quang Ngọc, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh cho biết: Để triển khai thực hiện mô hình, bước đầu cũng gặp khó khăn trong công tác vận động các hộ dân, vì mô hình thực hiện trên chính cá Bỗng bố mẹ của hộ gia đình tham gia, nên đa số ngần ngại không muốn tham gia sợ chết cá bố mẹ, Trung tâm đã phải cử cán bộ xuống từng hộ dân tuyên truyền vận động và qua đó người dân thấy được lợi ích của việc cho cá Bỗng sinh sản tại hộ gia đình nên đồng ý tham gia. Trung tâm đã phối hợp với UBND xã Hương Sơn, Trạm Khuyến nông huyện Quang Bình chọn hộ, chọn địa điểm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, đồng thời cam kết mua lại với giá thỏa đáng cá bố mẹ nếu không thành công. Trong suốt quá trình thực hiện, cán bộ của Trung tâm đã ăn, ở cùng người dân, kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật như quy trình nuôi bỗ cá bố mẹ, cho sinh sản nhân tạo, ương cá bột lên cá hương, điều chỉnh lượng thức ăn, điều tiết các yếu tố khác cho hợp lý, kịp thời, tránh thiệt hại tới cá ương nuôi trong ao
Tại buổi nghiệm thu, bàn giao mô hình, ông Hoàng Kim Sông đã không giấu được sự vui mừng cho biết: Từ trước đến nay, các hộ dân trong thôn, trong xã nuôi cá Bỗng hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên bắt được ở các sông, suối của xã hoặc mua từ địa phương khác về, nay mô hình cho cá Bỗng sinh sản tại nhà thành công không những mang lại thu nhập cho gia đình mà còn chủ động nguồn giống cung cấp cho các hộ dân trong xã, đồng thời bảo vệ được nguồn gen quý cá Bỗng Hương Sơn...
Đồng chí Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT khẳng định: Đây là mô hình kết hợp giữa người dân, nhà khoa học với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đến nay có thể khẳng định mô hình đã thành công 100%. Việc thực hiện thành công mô hình không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho bà con nông dân mà còn mang lại hiệu quả xã hội to lớn; giúp người dân có thêm nhiều kỹ thuật mới trong sản xuất cá Bỗng nói riêng và sản xuất giống thủy sản nói chung, tăng năng suất, chất lượng, sản lượng nuôi, đáp ứng nhu cầu trước mắt về con giống tại chỗ, tiến tới trở thành hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm giàu. Qua đây cũng giúp người dân có ý thức trách nhiệm hơn trong việc phát triển giống thủy sản bản địa tại địa phương, giảm tác động khai thác, góp phần bảo vệ nguồn thủy sản tự nhiên. Vấn đề then chốt còn lại là làm sao nhân rộng được mô hình
Có thể bạn quan tâm
Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, diện tích trồng mía trong tỉnh giảm dần từ 13.000 ha năm 2013 xuống còn 11.500 ha năm 2014. Nguyên nhân chính là do giá mía xuống thấp, nông dân chuyển từ mía sang trồng các loại cây khác.
Hơn 310 ha trồng đậu nành trên đất lúa ở tỉnh Vĩnh Long đã đem lại thu nhập cao gấp 1 - 2 lần so với SX 3 vụ lúa/năm.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được mệnh danh là vựa lúa của cả nước. Nhưng ngày càng tụt hậu, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Sinh kế của người dân vẫn dựa vào cây lúa là chính. Nhưng đầu ra hạt lúa đang chịu nhiều áp lực từ sự cạnh tranh gay gắt.
Theo kinh nghiệm nhiều năm trồng mì của nông dân Tây Ninh, nếu thường xuyên sử dụng phân hữu cơ thì đất sẽ không bị thoái hoá, năng suất cây trồng đạt cao.
Tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang hoành hành khắp các vùng nông thôn. Mùa mưa ở Tây Nguyên bắt đầu, cũng là thời điểm thuận lợi để nhà nông xuống giống, bón phân cho các loại cây trồng.