Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Việc Trồng Chanh Ở An Hiệp (Đồng Tháp)

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Việc Trồng Chanh Ở An Hiệp (Đồng Tháp)
Ngày đăng: 02/11/2012

Những năm qua, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng kinh tế hàng hóa. Trong đó, cây chanh là một trong những loại cây đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.

 
Gia đình ông Trần Thanh Phong, ấp An Hòa trồng chanh từ năm 1998. Trên diện tích 4.600 m2, ông trồng khoảng 250 gốc chanh. Thời gian đầu do chưa biết cách đầu tư chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh nên năng suất đạt thấp, đã có lúc gia đình ông có ý định phá bỏ để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác. 
Sau khi đi tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình trồng chanh ở nhiều nơi, ông đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để chăm sóc cây chanh. Nhất là từ khi thành lập Tổ xử lý chanh ra hoa nghịch vụ (năm 2010), với 5 thành viên do ông làm tổ trưởng, nhờ kinh nghiệm bản thân cùng với áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nên nhiều năm nay, vườn chanh của gia đình ông luôn đạt năng suất cao. 
Đặc biệt hai năm nay, do áp dụng thành công kỹ thuật xử lý chanh ra hoa nghịch vụ, cộng với thời tiết nắng nóng kéo dài nên giá chanh ở thị trường tăng hơn so với mọi năm, giá dao động từ 14 ngàn - 41 ngàn/kg, nhờ đó mà cây chanh đã mang về nguồn thu cho gia đình ông gần 210 triệu đồng/năm. 
Anh Nguyễn Văn Thanh, ngụ ấp An Hòa kinh tế khá lên cũng nhờ cây chanh. Trước đây, anh Thanh và nhiều hộ dân trong ấp chọn cây ổi là cây trồng chính nhưng cây ổi có năng suất và giá thành thấp. Năm 2002, anh quyết định chuyển sang trồng chanh. Theo anh Thanh, giá trị kinh tế mà cây chanh mang lại gấp 2 - 3 lần so với cây ổi. Anh trồng 3.000 m2 với khoảng 200 gốc chanh, hàng năm thu hoạch trên 4 tấn trái, thu nhập gần 150 triệu đồng. Hiện tại, anh mướn thêm 2.000 m2 đất để trồng chanh. Nhờ cây chanh mà anh mua thêm được 2.000 m2 đất và chuẩn bị xây ngôi nhà mới khang trang. 
Thấy được hiệu quả kinh tế từ cây chanh, nên nhiều người dân ở ấp An Hòa tham gia, diện tích trồng chanh của ấp đạt trên 280 ha, chiếm 3/4 diện tích đất sản xuất của ấp. Ngoài ông Phong, anh Thanh, còn nhiều hộ gia đình khấm khá lên nhờ cây chanh như hộ ông Võ Thanh Phước, Nguyễn Ngọc Phương, Trương Văn Trum, Lê Minh Trí... 
Nguồn thu nhập khá cao từ cây chanh đã giúp nhiều hộ gia đình ở ấp An Hòa, xã An Hiệp vươn lên thoát nghèo và khá giàu. Nếu như năm 2002 - 2003 tỷ lệ hộ nghèo của ấp chiếm trên 30% thì đến nay chỉ còn 7,26%, dự kiến tới cuối năm 2012 sẽ giảm còn 3,79%. Đời sống vật chất, tinh thần của bà con đã được cải thiện đáng kể. 
Phát huy hiệu quả kinh tế từ việc trồng chanh, xã An Hiệp mở nhiều lớp tập huấn nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con, góp phần nâng cao giá trị thu nhập từ loại cây này, giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo và nâng cao đời sống.


Có thể bạn quan tâm

Người đi đầu phát triển kinh tế từ nuôi ếch Người đi đầu phát triển kinh tế từ nuôi ếch

Gia đình chị Triệu Thị Phin, dân tộc Dao, ở thôn Nà Khà, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là hộ đầu tiên trên địa bàn mạnh dạn thử nghiệm nuôi ếch kết hợp thả cá để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình của chị bước đầu cho hiệu quả và đã có thu nhập.

14/10/2015
Mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt Mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt

Long Vĩnh là một xã thuộc huyện Duyên Hải (Trà Vinh), là địa bàn ngập mặn quanh năm, kinh tế chủ yếu của người dân là nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm sú, cua… Tuy nhiên trong quá trình nuôi các con giống người nuôi cũng gặp không ít rủi ro.

14/10/2015
Tâm tư của vua tôm Minh Phú Tâm tư của vua tôm Minh Phú

Nếu Minh Phú mua tôm nguyên liệu theo giá thị trường, DN sẽ có lời nhưng giá mua lại dưới giá thành, người nuôi tôm sẽ bỏ ao và DN cũng gặp khó khăn theo

14/10/2015
Thành công từ mô hình nuôi cá Thành công từ mô hình nuôi cá

Từ 1ha đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Huỳnh Văn Sơn (ấp Long Phước, Long Mỹ - Mang Thít - Vĩnh Long) đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá, thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.

14/10/2015
Ðậm đà cá suối Sa Pa Ðậm đà cá suối Sa Pa

Dọc theo Quốc lộ 4D từ xã Tòng Sành (Bát Xát) lên đến thị trấn Sa Pa (Sa Pa), du khách thường gặp đồng bào dân tộc Mông, Dao đỏ bán những xâu cá suối tươi vừa bắt dưới suối lên. Cá suối Sa Pa là món ăn dân dã mà hấp dẫn.

14/10/2015