Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Mú Chết Hàng Loạt Do Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Đầm Cù Mông (Sông Cầu, Phú Yên)

Cá Mú Chết Hàng Loạt Do Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Đầm Cù Mông (Sông Cầu, Phú Yên)
Ngày đăng: 02/05/2013

Những năm gần đây, nghề nuôi cá mú ở đầm Cù Mông (TX Sông Cầu) phát triển mạnh đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có hộ thu nhập khá. Tuy nhiên, do người nuôi không tuân thủ lịch thời vụ, thả nuôi với mật độ quá dày, không thường xuyên vệ sinh lồng, bè nuôi… đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi ngày càng trầm trọng và xảy ra dịch bệnh.

CÁ CHẾT HÀNG LOẠT TRONG THỜI GIAN NGẮN

Ngày 12/4, Trung tâm Thú y vùng IV Đà Nẵng phối hợp với Trạm Thú y TX Sông Cầu tiến hành lấy mẫu cá, mẫu nước để xét nghiệm. Đến nay đã có kết quả, mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính đối với vi khuẩn vibrio alginolyticus”. 
Theo UBND TX Sông Cầu, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã khoảng 675ha và khoảng 25.500 lồng nuôi thủy sản, trong đó nuôi cá mú khoảng hơn 2.500 lồng tập trung ở các xã ven đầm Cù Mông như Xuân Hòa, Xuân Thịnh, Xuân Lộc, Xuân Cảnh, Xuân Bình… Sản lượng thu hoạch cá mú hàng năm trên 100 tấn, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có hộ thu nhập khá. Ông Võ Thanh Bình ở thôn Hòa Thọ, xã Xuân Hòa cho biết: “Tại thôn Hòa Thọ có hơn 80% số hộ trong thôn nuôi cá mú. Năm nay, giá cá giống và thức ăn cho cá tăng cao hơn năm trước nên chi phí đầu tư cũng tăng. Ngay từ đầu vụ nuôi, cá giống bị chết lai rai với triệu chứng lở loét ngoài thân và đầu chuyển sang đen. Nhưng khoảng một tháng nay, cá mú nuôi khoảng 6 đến 10 tháng, trọng lượng khoảng 0,4 đến 1kg/con bị chết hàng loạt. Triệu chứng cá chết là trên thân có nhiều vết lở loét, bong tróc lớp vảy”. 
Tại xã Xuân Thịnh cũng xảy ra hiện tượng cá mú nuôi chết hàng loạt với triệu chứng tương tự như cá nuôi tại xã Xuân Hòa. Theo UBND TX Sông Cầu, số cá bị bệnh chỉ xảy ra đối với cá nuôi lồng nhưng chủ yếu cá có trọng lượng 0,5 đến 1kg/con, cá nhỏ và cá nuôi ao, đìa chưa xuất hiện bệnh. Dấu hiệu ngoại quan khi cá mắc bệnh là trên thân cá có nhiều vết loét hình tròn, một số trường hợp bị nặng có hiện tượng bong tróc lớp vảy và xuất huyết ngoài da. Theo thống kê ban đầu, tại xã Xuân Thịnh có gần 380 lồng nuôi với khoảng 75.400 con cá mú, tỉ lệ cá chết lên 90%; tại xã Xuân Hòa bị thiệt hại khoảng 30 đến 40% trong khoảng gần 4.700 con cá mú nuôi. 
Ông Phạm Xuân Hương, Trưởng trạm Thú y TX Sông Cầu, cho biết: “Khi nhận được thông tin cá mú nuôi lồng ở thôn Hòa Thọ (xã Xuân Hòa) và các thôn Phú Dương, Vịnh Hòa (xã Xuân Thịnh) bị chết với tỉ lệ lớn, Trạm Thú y TX Sông Cầu đã cử cán bộ chuyên môn đến hiện trường để nắm bắt tình hình, xác định nguyên nhân ban đầu và báo cáo cơ quan cấp trên. Nguyên nhân gây cá bị bệnh và chết hàng loạt có thể là do thời tiết nắng nóng bất thường làm nhiệt độ nước tăng cao và do mật độ nuôi quá dày, đặc biệt đối với vùng nuôi thuộc xã Xuân Thịnh với mật độ thả nuôi từ 250 đến 300 con/lồng. Ngoài ra, việc vệ sinh lồng, bè nuôi cá mú chưa được người nuôi quan tâm đúng mức, đây là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển nhanh trên đàn cá nuôi trong một thời gian ngắn. 
KHẨN TRƯƠNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH

Trước tình hình cá nuôi bị chết hàng loạt, UBND TX Sông Cầu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các xã, phường tiến hành kiểm tra các vùng nuôi cá và thống kê danh sách hộ nuôi bị thiệt hại. Lực lượng chức năng còn kiểm tra và hướng dẫn người nuôi biết cách điều trị bệnh lở loét ở cá, tổ chức tập huấn cho các hộ nuôi cá trên địa bàn thị xã biết cách phòng, trị dịch bệnh và đưa mẫu đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân cá chết. Các hộ dân tạm thời dừng thả nuôi cá mú cho đến khi có hướng dẫn cụ thể. Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND xã Xuân Thịnh, cho biết: “Tình hình cá mú nuôi trên địa bàn xã Xuân Thịnh đã dần ổn định, lượng cá bị bệnh chết cũng giảm so với cách đây khoảng nửa tháng. Tuy nhiên, đến nay có hơn 80 hộ nuôi cá mú ở địa phương bị thiệt hại lớn, đề nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ các hộ nuôi cá mú bị thiệt hại để khôi phục sản xuất”. 
Theo UBND TX Sông Cầu, năm 2013 chủ trương của thị xã là đa dạng hóa các vật nuôi thủy sản, thân thiện với môi trường, trong đó có cá mú, đồng thời, phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở quản lý chặt chẽ quy hoạch các vùng nuôi theo hướng bền vững. Tổ chức tập huấn, hội thảo đầu bờ, chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Địa phương cũng chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã, phường quản lý theo phương án phân vùng nuôi trồng thủy sản mặt nước biển; triển khai biện pháp phát huy hiệu quả vai trò của các tổ quản lý cộng đồng nuôi trồng thủy sản.

Thị xã thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng trừ dịch bệnh gắn với công tác bảo vệ môi trường vùng nuôi; vận động, hướng dẫn các hộ nuôi thực hiện chủ trương thả thưa, đúng lịch thời vụ; thả xen canh, luân canh với các vật nuôi khác; chủ động nguồn giống sản xuất tại địa phương trên cơ sở gắn kết các khu quy hoạch trại sản xuất giống, đảm bảo cung cấp đủ nguồn giống chất lượng và sạch cho địa phương… 
Ông Lương Công Tuấn, Phó chủ tịch UBND TX Sông Cầu, cho biết: UBND TX Sông Cầu kiến nghị Sở NN-PTNT có biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở cá nuôi và xây dựng phát đồ điều trị bệnh cho cá đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế thiệt hại cho người nuôi. Trong đợt dịch bệnh cá mú vừa qua đã ảnh hưởng đến nhiều hộ nuôi cá ở các xã Xuân Thịnh, Xuân Hòa, Xuân Cảnh… Sở NN-PTNT cũng cần sớm chỉ đạo kiểm tra và xem xét hỗ trợ các hộ nuôi cá mú bị thiệt hại để khôi phục sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Tái cơ cấu nông nghiệp đi nhiều chân, tránh làm cơ học Tái cơ cấu nông nghiệp đi nhiều chân, tránh làm cơ học

Đại biểu Quốc hội Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) là người có nhiều thời gian nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp của nhiều nước tiên tiên, trong đó có Nhật Bản.

25/11/2015
Bắt hơn 3 tấn thịt đông lạnh tạm nhập tái xuất quay lại Việt Nam Bắt hơn 3 tấn thịt đông lạnh tạm nhập tái xuất quay lại Việt Nam

Qua kiểm tra các kiện hàng bắt được, nơi SX là Brazin, Italia, ngày SX có kiện hàng SX cách nay 6-10 năm, thậm chí có lô SX cách nay 20 năm, tất cả khi mở ra đều đã bốc mùi hôi thối không chịu nổi.

25/11/2015
Xuất khẩu hạt điều ước tính đạt 2,5 tỷ USD trong năm 2015 Xuất khẩu hạt điều ước tính đạt 2,5 tỷ USD trong năm 2015

10 tháng năm 2015, số lượng nhân điều xuất khẩu của Việt Nam là 272.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,97 tỷ USD, tăng 6% về lượng và tăng trên 18% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

25/11/2015
Đặc sản ghẹ xanh đang bị suy giảm nghiêm trọng Đặc sản ghẹ xanh đang bị suy giảm nghiêm trọng

Những năm gần đây, nguồn lợi ghẹ xanh đang bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh kế của hàng ngàn ngư dân Kiên Giang.

25/11/2015
Nghịch lý quả chuối Nghịch lý quả chuối

Trong khi các DN kêu không đủ hàng XK thì trong nước, nông dân khóc ròng vì giá chuối tụt chỉ còn 1/2 so với mọi năm. Vì sao lại có nghịch lý này?

25/11/2015