Cà Mau Tiêu Hủy 120 Tôm Thẻ Bố Mẹ Quá Đát
Chiều 10-9, ông Tiết Tiến Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết vừa tiêu hủy 120 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ nuôi vỗ trong bể ương của Trại sản xuất tôm giống Hoàng Duy (ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, Cà Mau) do ông Chu Hoàng Thái làm chủ.
Nguyên nhân, theo ông Dũng do toàn bộ số tôm trên đã hết hạn sử dụng trong sản xuất giống theo quy định tại Thông tư số 26/2013 và số 1/2014 của Bộ NN&PTNT về quản lý giống thủy sản.
Được biết vào đầu tháng 4-2014, cơ sở xuất tôm giống Hoàng Duy nhập 300 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ từ Thái Lan. Quá trình sản xuất tôm bị xây xát, hao hụt, còn 120 con nhưng ông Duy tiếp tục nuôi vỗ để sinh sản dù đã hết hạn sử dụng. Theo ngành chức năng, tôm hết hạn sử dụng nếu tái sinh sản sẽ cho ra những lứa tôm giống kém chất lượng.
Có thể bạn quan tâm
Khi hội nhập, ngành mía đường Việt Nam sẽ phải làm gì để cạnh tranh, khi giá mía thành phẩm luôn cao hơn ở các nước khác?
Theo thông tin từ cơ quan quản lý, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu gần 3 tháng nay xuất hiện thương lái lùng mua cá sấu 'non' (loại cá sấu từ 3 - 6 kg/con), khiến cho giá của loại cá sấu này tăng đột biến.
21 doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh giờ chỉ còn một nửa. Nguyên nhân là do không thể cạnh tranh với cá thương phẩm nhập từ Trung Quốc.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát khẳng định rằng so với các loại cây trồng khác, mía đường vẫn là ngành được bảo hộ cao nhất; phải gấp rút thực hiện giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ngành mía đường.
Thời gian gần đây tại một số huyện của tỉnh Kon Tum, thương lái người Trung Quốc lại tìm đến thu mua hạt ươi.