Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bất Thường Ở Vùng Na

Bất Thường Ở Vùng Na
Ngày đăng: 26/06/2013

Chẳng hiểu do thời tiết hay sâu bệnh mà na Chi Lăng (Lạng Sơn) năm nay ra hoa ít hơn hẳn, thậm chí có diện tích không ra hoa. Bằng biện pháp kỹ thuật, người dân vùng na đã tuốt lá để kích thích cây ra hoa đợt hai, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại có hiện tượng bất thường này?

Mấy ngày nay gia đình anh Khổng Văn Lập, thôn Than Muội xã Quang Lang, huyện Chi Lăng tất bật bên vườn na. Anh đi từng gốc, đếm từng quả, tỉ mẩn quan sát để đánh giá tỉ lệ đậu cũng như sự phát triển của quả. Anh Lập bộc bạch: năm nay vất vả, gia đình có gần 600 gốc na thì chẳng hiểu sao có tới hơn trăm gốc không có hoa.

Trong nhiều năm trở lại đây, người dân vùng na đã sử dụng biện thụ phấn hoa nhân tạo, giúp quả na to, đẹp và quản lý được số lượng quả trên mỗi cây, nhưng như lời anh Lập: cây không có hoa thì lấy gì mà “chấm”. Năm trước gia đình thu hoạch được hơn 5 tấn quả, nhưng năm nay có lẽ sản lượng sẽ giảm một phần.

Hiện tượng trên không chỉ xảy ra đối với vườn na của anh Lập mà xuất hiện tương đối phổ biến ở các vườn khác. Ông Trần Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Chi Lăng cho biết: qua nắm tình hình, toàn xã có 3 thôn xảy ra hiện tượng na không ra hoa là Đồng Đĩnh, Làng Ngũa và Làng Đồn. Nếu so với tổng số 500 ha na của toàn xã, thì tỷ lệ chưa phải là nhiều, tuy nhiên dấu hiệu bất thường đã khiến không ít người dân lo lắng.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Chi Lăng, ngoài Quang Lang, Chi Lăng, thì ở một số địa phương khác trong vùng quy hoạch na của huyện cũng xuất hiện tình trạng tương tự. Để khắc phục tình trạng này, nhân dân địa phương đã áp dụng kỹ thuật tuốt lá để na ra hoa đợt hai và tiến hành thụ phấn lại. Nói về kỹ thuật này thì từ vài vụ trước ở xã Chi Lăng có có hộ gia đình áp dụng.

Thực chất thời điểm đó nhà nông muốn kéo dài thêm thời vụ của na và để tạo ra nhiều đợt quả chín gối lứa nhau, người ta ngắt hoa đợt một , sau đó tuốt lá để ra hoa đợt hai và tiến hành thụ phấn. Biện pháp này tỏ ra khá hiệu quả, thực tế đã chứng minh theo cách này tỷ lệ đậu quả vẫn cao, trong khi đó sẽ kéo dài thời vụ thu hoạch na được khoảng 1 tháng. Tuy nhiên những năm trước là nông dân áp dụng biện pháp một cách chủ động và chỉ làm trên một số diện tích nhất định, còn năm nay là bị động.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau khi áp dụng biện pháp tuốt lá, những diện tích không có hoa đã bắt đầu có trở lại và tỷ lệ đậu quả sau khi thụ phấn cũng tương đối cao. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình, nông dân Chi Lăng nhận định năng suất năm nay sẽ có phần sụt giảm, còn chất lượng quả thì chưa thể biết trước. Có điều chắc chắn là diện tích thụ phấn hoa đợt hai nhiều hơn, thì thời vụ thu hoạch na năm nay sẽ kéo dài hơn.

Và người trồng na hy vọng điều này có thể sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn để bù lại sự sụt giảm về sản lượng. Theo lãnh đạo UBND xã Chi Lăng, hiện nay chính quyền địa phương đã khuyến cáo người dân bám sát vườn, theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của quả na và thông tin ngay nếu có hiện tượng bất thường xảy ra.

Đồng thời cán bộ xã và một số nông dân có kinh nghiệm trồng na cũng đang tích cực tìm hiểu, phân tích để có thể đưa ra những nhận định ban đầu về hiện tượng bất thường trong năm nay. Tuy nhiên điều này là rất khó khăn, bởi hầu hết chỉ có thể nhận định cảm tính theo kinh nghiệm chứ khó có thể lý giải bằng khoa học theo chuyên môn.

Na dai Chi Lăng từ lâu đã trở thành một trong những loại trái cây đặc sản của Lạng Sơn, được người tiêu dùng trong cả nước ưa chuộng. Tháng 9/2011 loại cây này đã được trao quyền quản lý nhãn hiệu. Hiện nay, diện tích của toàn vùng na Chi Lăng đã tăng lên đến 1.300ha, doanh thu mỗi năm từ cây na của toàn huyện lên đến vài chục tỷ đồng.

Chính vì vậy, mỗi bất thường ảnh hưởng đến vùng na sẽ gây ra những thiệt hại kinh tế rất lớn. Tại sao lại xảy ra hiện tượng bất thường này? Câu hỏi đau đáu ở vùng na xin dành cho các cơ quan hữu trách.


Có thể bạn quan tâm

Thu 500 Triệu Đồng Từ Mô Hình Chăn Nuôi Tổng Hợp Thu 500 Triệu Đồng Từ Mô Hình Chăn Nuôi Tổng Hợp

Nhạy bén, sáng tạo cùng với ý chí quyết tâm làm giàu trên vùng đất rú cát Quảng Vinh (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế), gia đình anh Trần Vĩnh Cườm thành công với mô hình chăn nuôi tổng hợp cho thu nhập gần 2 tỷ đồng/năm.

07/12/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Lợn Làm Giàu Từ Nuôi Lợn

Khởi nghiệp từ 35 con lợn, nhờ lao động cần cù và tiết kiệm trong chi tiêu, ông Lê Văn Hoàng, ở thôn Lệ Sơn 2, xã Hòa Tiến (Hoà Vang - Đà Nẵng) đã làm giàu.

27/12/2013
Điển Hình Chăn Nuôi Vượt Khó Điển Hình Chăn Nuôi Vượt Khó

Đức và Đô là hai anh em ruột, lần lượt được nhận giải thưởng Lương Định Của dành cho nhà nông trẻ xuất sắc toàn quốc lần thứ IV (2009) và lần thứ VII (2013).

07/12/2013
Chuyện Về Một Người Mù Làm Kinh Tế Giỏi Chuyện Về Một Người Mù Làm Kinh Tế Giỏi

Mặc dù bị mù bẩm sinh cả hai mắt nhưng với nghị lực sống mạnh mẽ cùng sự khéo léo của đôi tay và tính cần mẫn, ông Phan Ly ở thôn An Mô, xã Triệu Long (Triệu Phong - Quảng Trị) đã vượt qua số phận, trở thành một tấm gương làm kinh tế giỏi.

27/12/2013
Hỗ Trợ Ngư Dân Khai Thác Thủy Sản Theo Mô Hình Tổ Hợp Tác Hỗ Trợ Ngư Dân Khai Thác Thủy Sản Theo Mô Hình Tổ Hợp Tác

Khai thác thủy sản theo mô hình tổ hợp tác ở Bến Tre đã được hình thành sơ khai từ trước những năm 2000, nhưng là tự phát từ các thành viên trong gia đình hay bạn bè thân thuộc khai thác cùng nghề, cùng ngư trường.

08/12/2013