Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến

Những năm qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trong huyện Phú Tân (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến góp phần đáng kể trong việc tăng sản lượng tôm nuôi, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.
Theo nhiều hộ thực hiện thành công mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, từ nuôi tôm quảng canh truyền thống chuyển sang nuôi tôm quảng canh cải tiến rất dễ thực hiện. Bởi, mô hình này không đòi hỏi nguồn vốn lớn, kỹ thuật không cao, tỷ lệ rủi ro thấp và khả năng thành công cao hơn.
Phần lớn nông dân trong huyện quen lối nuôi tôm theo hình thức truyền thống, thả gối vụ, khi chuyển sang nuôi tôm quảng canh cải tiến, bà con chỉ thêm công cho ăn, kiểm tra nguồn nước, môi trường.
Đây là cơ sở để nông dân từng bước làm quen với phương thức làm ăn theo tác phong công nghiệp như: theo dõi tình hình tôm nuôi, quản lý thức ăn, môi trường, sử dụng chế phẩm sinh học. Sau vài vụ nuôi, nông dân tích luỹ được kinh nghiệm, kể cả vốn để chuyển sang nuôi tôm công nghiệp là con đường chắc chắn nhất.
Đến nay, huyện Phú Tân có gần 4.000 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, năng suất bình quân trên 500 kg/ha. Với mô hình này, nhiều bà con có mức thu nhập vượt ngưỡng 50 triệu đồng/ha. Điển hình như hộ ông Thái Văn Kía, ấp Vàm Đình, xã Phú Thuận, với diện tích 1,2 ha, thu hoạch trên 500 kg/ha/vụ.
Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trên địa bàn huyện Phú Tân tăng nhanh là do năng suất đạt khá cao so với nuôi quảng canh cải tiến, lại dễ làm hơn nuôi tôm công nghiệp.
Ông Trần Minh Nguyên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phú Tân, cho biết, trong quá trình sản xuất, nông dân tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, vốn và cách thức sản xuất dần có sự thay đổi. Điều đó đòi hỏi nông dân phải nghiên cứu, đầu tư về kỹ thuật, công chăm sóc nhiều hơn.
Nông dân còn có thể cải tạo đất để gieo cấy lúa khi mùa vụ đến. Mô hình này phù hợp để thực hiện ở những vùng quy hoạch thực hiện luân canh lúa - tôm ở các xã: Phú Mỹ, Phú Thuận và Phú Tân.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua, hồ thủy lợi Phú Ninh xả lũ, cá mè theo dòng nước ra sông nên ngư dân các xã Tam Phú, phường Hòa Hương (TP.Tam Kỳ), Núi Thành (Quảng Nam) được mùa đánh bắt.

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lụt mới đây, nhiều hộ nuôi tôm, cua… tại phường Ninh Hà (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã rơi vào cảnh trắng tay. Ngành chức năng đã khuyến cáo không tiếp tục thả nuôi trong thời gian mưa bão, nhưng với hy vọng mong manh rằng thời tiết sẽ thuận nên người nuôi đã phải gánh chịu thiệt hại.

Nói về mô hình nuôi động vật hoang dã, ông Nguyễn Tấn Lực, Trưởng phòng Kinh tế huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), nhận định: Các mô hình này rất có tiềm năng, phù hợp với tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng như chương trình phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn huyện, nhất là tại các xã xây dựng NTM trong tương lai…

Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần tăng diện tích trồng lúa hàng năm của An Giang trên 600.000 héc-ta, đạt sản lượng gần 4 triệu tấn.

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, thế nhưng tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá, đã ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường. Sản xuất và cung ứng rau an toàn đang là câu chuyện được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Thế nhưng sản xuất rau an toàn vẫn gặp khó...