Nắng Nóng, Nhiều Loại Sâu Bệnh Phát Sinh

Ông Đặng Quang Tám - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định, cho biết: Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm cho một số đối tượng sâu bệnh đang có nguy cơ phát sinh mạnh gây hại lúa vụ hè thu.
Đáng chú ý là trên diện tích lúa hè sớm giai đoạn đòng-trổ, sâu đục thân 2 chấm đang nở rộ gây hiện tượng bông bạc và dảnh héo. Các địa phương có nguy cơ bị sâu đục thân 2 chấm gây hại nặng gồm Phù Cát, Hoài Nhơn, Tây Sơn, TP.Quy Nhơn… Bên cạnh đó, các bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn lá, bệnh đen lép hạt, bọ trĩ, rầy nâu - rầy lưng trắng, chuột cũng đang gây hại cục bộ một số diện tích lúa vụ hè thu trên địa bàn toàn tỉnh.
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh yêu cầu chính quyền các địa phương tăng cường vận động, tuyên truyền bà con nông dân thường xuyên thăm đồng; triển khai tốt các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, thường xuyên diệt chuột, đảm bảo cho lúa hè thu sinh trưởng, phát triển tốt…
Có thể bạn quan tâm

Đầu vụ đã phải chịu thất bại về giống khi tỷ lệ lên chỉ đạt 50 - 60%, giờ đây, khi gừng bắt đầu lên củ, người trồng gừng của huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau lại khốn đốn vì dịch bệnh.

Năm 2015, năng suất quả su su Sa Pa đạt khoảng 55 đến 58 tấn/ha, trong khi đó, năm 2014 năng suất đạt 60 tấn/ha.

Đó cũng là nhận định của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA). Bởi theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu (XK) khoảng 100 ngàn tấn tiêu, sản lượng hồ tiêu trong nông dân và doanh nghiệp cất trữ chỉ còn khoảng 30 ngàn tấn.
Sau hơn 2 năm đưa cây gừng lên với bà con nông dân huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) theo Dự án 3PAD với mục tiêu thiết lập mô hình phát triển nông lâm nghiệp bền vững.

Hiện nay, nhu cầu rau an toàn (RAT) của người tiêu dùng rất lớn. Tuy nhiên, người trồng RAT trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ, rất cần sự hỗ trợ từ phía ngành chức năng và chính quyền địa phương.