Cà Mau Thực Hiện Chứng Nhận Tôm Sinh Thái Cho Hình Thức Tôm - Rừng, Tôm - Lúa
Tính đến nay, tỉnh Cà Mau có 222.000 ha nuôi tôm quảng canh, chiếm khoảng 80% tổng diện tích nuôi tôm trên toàn tỉnh. Hình thức nuôi này, mặc dù sản lượng thu hoạch không cao nhưng được các nhà nhập khẩu đánh giá cao về mặt chất lượng do không chứa hóa chất kháng sinh.
Phát huy ưu thế đó, thời gian tới Sở NN&PTNT tỉnh sẽ tranh thủ các nguồn tài trợ, phối hợp với các doanh nghiệp chế biến thủy sản thúc đẩy, mở rộng chứng nhận tôm sinh thái cho hình thức nuôi tôm - rừng (diện tích 17.000 ha) và hướng đến cả tôm - lúa (diện tích 43.000 ha) ở những vùng nuôi có điều kiện phù hợp.
Tuy nhiên diện tích tôm - rừng ở Cà Mau hiện chưa đáp ứng được hai tiêu chí quan trọng của tiêu chuẩn tôm sinh thái là tỷ lệ diện tích rừng/tôm phải đạt 6/4 và vệ sinh môi trường, nên đã qua diện tích này chưa được chứng nhận nhiều.
Có thể bạn quan tâm
Sau 7 năm tích lũy kinh nghiệm, cặp vợ chồng trẻ ở huyện biên giới Hương Sơn (Hà Tĩnh) bình quân mỗi năm thu trên dưới 300 triệu đồng từ nghề nuôi dúi.
Áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn có cải tiến, mỗi năm, ông Tô Phước Mạnh (44 tuổi, ngụ xã Vĩnh Kim, H.Cầu Ngang, Trà Vinh) thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Mạnh dạn đầu tư nhà lưới trồng dưa, gia đình chị Hoàng Thị Thu (Thị trấn Hà Trung, Thanh Hóa) đã thắng lợi ngay năm đầu tiên.
Không có quỹ đất quá rộng, song nhờ chịu khó học hỏi, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, ông Nguyễn Văn Dũng luôn có thu nhập cao và ổn định nhờ nông nghiệp.
Thay vì nuôi cá thịt thương phẩm, anh Trần Văn Ngọc ở huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước) lại chọn cá Koi, loại cá có xuất xứ từ Nhật để khởi nghiệp làm giàu.