Cà Mau Quy Định Mức Hỗ Trợ Trực Tiếp Giống Cây Trồng, Vật Nuôi, Thủy Sản
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành quy định mức hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho các đối tượng: hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Cơ chế hỗ trợ cụ thể, ngân sách Trung ương hỗ trợ 70% kinh phí bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; ngân sách tỉnh hỗ trợ 20%; ngân sách cấp huyện tự cân đối 10%.
Đối với cây trồng sẽ được hỗ trợ khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm, thiệt hại do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa. Mức hỗ trợ tùy thuộc và mức độ thiệt hại được xác định.
Đối với hình thức nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh tùy vào mức độ thiệt hại sẽ được hỗ trợ từ 5 – 7 triệu đồng. Mức hỗ trợ cao nhất đối với hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh là 25 triệu đồng nếu diện tích thiệt hại trên 70%. Ngoài ra, hình thức nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, nuôi các loài cá truyền thống, nuôi thủy hải sản lồng bè cũng sẽ được hỗ trợ khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Quy định cũng nêu rõ trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật giống cây trồng, vật nuôi thì mức hỗ trợ tương đương mức hỗ trợ bằng tiền được quy đổi theo giá tại thời điểm hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm
Nông dân Từ Bá Đạt (55 tuổi, ấp Mỹ Bình, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) là người đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long lai tạo thành công giống nếp thơm đặc sản. Ông quyết định chọn quê hương đặt tên cho đứa con tinh thần: “Nếp thơm đặc sản Thạnh Mỹ Tây”.
Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, niên vụ 2014-2015, sản lượng cà phê vùng Tây Nguyên sẽ giảm từ 15-20% so với năm 2013. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nông dân các địa phương.
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) xảy ra nhiều vụ tai nạn về điện trong nuôi tôm công nghiệp. Trước tình hình trên, huyện Đầm Dơi đã có nhiều giải pháp, đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho người dân sử dụng điện an toàn hơn.
Trong khi các nhà khoa học vẫn chưa tìm được phương pháp khắc phục dịch bệnh trên tôm nuôi, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (EMS), thì một nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thử nghiệm đưa bột bã mía vào ao nuôi tôm của mình.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, tôm xuất khẩu sang các thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản đã liên tục bị cảnh báo về dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline.