Cà Mau Quy Định Mức Hỗ Trợ Trực Tiếp Giống Cây Trồng, Vật Nuôi, Thủy Sản

UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành quy định mức hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho các đối tượng: hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Cơ chế hỗ trợ cụ thể, ngân sách Trung ương hỗ trợ 70% kinh phí bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; ngân sách tỉnh hỗ trợ 20%; ngân sách cấp huyện tự cân đối 10%.
Đối với cây trồng sẽ được hỗ trợ khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm, thiệt hại do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa. Mức hỗ trợ tùy thuộc và mức độ thiệt hại được xác định.
Đối với hình thức nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh tùy vào mức độ thiệt hại sẽ được hỗ trợ từ 5 – 7 triệu đồng. Mức hỗ trợ cao nhất đối với hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh là 25 triệu đồng nếu diện tích thiệt hại trên 70%. Ngoài ra, hình thức nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, nuôi các loài cá truyền thống, nuôi thủy hải sản lồng bè cũng sẽ được hỗ trợ khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Quy định cũng nêu rõ trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật giống cây trồng, vật nuôi thì mức hỗ trợ tương đương mức hỗ trợ bằng tiền được quy đổi theo giá tại thời điểm hỗ trợ.
Related news

Cách đây chưa lâu, Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin hàng năm nước ta phải nhập hơn 2 triệu tấn bắp để sản xuất thức ăn gia súc, nghe mà giật mình. Một đất nước nông nghiệp và là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng bắp thì không đủ để... sản xuất thức ăn gia súc thì quả là điều đáng để trăn trở.

Ngày 8/8, Hồ Gấm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết qua kiểm tra, rà soát của Sở Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn tỉnh, tính đến nay trên toàn địa bàn tỉnh người dân đã chặt bỏ 359,39ha cao su để chuyển sang trồng cây trồng khác.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai xây dựng mô hình trình diễn nuôi ếch trong bể tại 02 hộ là hộ ông Trần Văn Bảy ở ấp Phước Thọ và hộ bà Vũ Thị Nhài ở ấp Hải Lâm thuộc xã Phước Hưng, huyện Long Điền.

So với cùng kỳ năm trước, giá nhiều loại cá giống như: rô phi, điêu hồng, cá lóc, tai tượng…đã tăng từ 5.000-20.000 đồng/kg hoặc một vài trăm đồng/con. Giá tăng chủ yếu do chi phí sản xuất và vận chuyển tăng, ngoài ra sức mua tăng cũng góp phần làm cho giá nhích lên.

Đồng thời tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, trong đó chú trọng quy hoạch vùng sản xuất và đầu tư kết cấu hạ tầng; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm hạ giá thành, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng cường chuỗi giá trị hàng hóa và đẩy mạnh liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp với thị trường tiêu thụ.