Phát Triển Bền Vững Nghề Nghêu Nhìn Từ Nghêu MSC Bến Tre
Đã hơn 2 năm kể từ khi nghề sản xuất và quản lý khai thác nghêu Bến Tre chính thức được Hội đồng bảo tồn biển Quốc tế (Marine Stewardship Council) cấp chứng nhận tiêu chuẩn MSC, trở thành nghề cá đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được cấp chứng nhận này
Lợi ích áp dụng MSC cho nghêu
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Bến Tre cho biết, để được chứng nhận MSC, vùng nuôi nghêu cần phải đạt 23 tiêu chí lớn thuộc 3 nguyên tắc cơ bản đó là: Không gây ra tình trạng khai thác quá mức hoặc cạn kiệt quần thể đối tượng khai thác, và nếu quần thể bị cạn kiệt, nghề cá phải hướng đến sự khôi phục quần thể đó; Phải đảm bảo tính duy trì cấu trúc, sức sản xuất, chức năng và sự đa dạng của hệ sinh thái mà nghề khai thác phụ thuộc vào; Nghề cá phải được đặt trong một hệ thống quản lý hiệu quả, tôn trọng luật pháp và tiêu chuẩn địa phương, quốc gia và quốc tế, có một khuôn khổ về thể chế và hoạt động chặt chẽ đòi hỏi phải sử dụng nguồn lợi một cách có trách nhiệm và bền vững.
Kể từ khi đạt được chứng nhận MSC vào ngày 03/11/2009, nghề nuôi nghêu Bến Tre đã đạt được những lợi ích to lớn về môi trường, sinh thái, quản lý và cả về lợi ích kinh tế. Theo ông Nguyễn Văn Dũng, nhờ MSC mà các năm qua sản lượng nghêu thịt được duy trì, nghêu giống xuất hiện nhiều hơn (năm 2011 nghêu chết khá nhiều nhưng sản lượng giống giảm không đáng kể). Trong khi đó, các tác động môi trường đã được xác định và giảm thiểu, các tiêu chuẩn về môi trường được thực hiện tốt (thống nhất với hướng dẫn nghề cá có trách nhiệm của FAO), thực hiện tiếp cận nghề cá theo hướng tiếp cận dựa vào hệ sinh thái.
Mặt khác, đáp ứng các tiêu chí của MSC cũng đã giúp nâng cao nhận thức và sự tham gia của các bên liên quan (nhà nước, các hộ xã viên HTX, các tổ chức bên ngoài), từ đó hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, lợi ích thiết thực nhất mà người nuôi nghêu cả nước đang được thu hưởng là giá nghêu thịt tăng từ 15.000 - 18.000 đồng/kg (năm 2009) lên 30.000 - 35.000 đồng/kg hiện nay, trong đó giá nghêu MSC cao hơn nghêu bình thường 5 - 10%.
Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS) khẳng định, sau 2 năm nghề nghêu Bến Tre được chứng nhận MSC, không chỉ nghề nghêu của Bến Tre mà cả nghề nghêu Việt Nam đã mở ra những cơ hội mới cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời diện tích nuôi nghêu gia tăng, đời sống của cộng đồng nghề nghêu ngày càng được nâng cao.
Đối diện nhiều thách thức
Dù có nhiều cơ hội về điều kiện tự nhiên với diện tích có thể phát triển nuôi nhuyển thể lên đến gần 20.000 ha, dòng hải lưu ấm áp, hàng vạn hecta rừng ngậm mặn vùng cửa sông ven biển mang lại nguồn thức ăn dồi dào… cùng với sự quan tâm của các tổ chức kinh tế khoa học xã hội với nghề nghêu. Tuy nhiên, sự phát triển nghề nghêu vẫn con đối diện với nhiều thách thức.
Theo bà Trần Thị Thu Nga, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ và Phát triển cộng đồng Nông Ngư nghiệp Việt Nam (FACOD) thuộc Hội Nghề Cá Việt Nam, hiện nay nghề nuôi nghêu Việt Nam vẫn trong tình trạng thiếu tính bền vững, bởi hiện nay nghề này vẫn phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên (trại sản xuất giống chỉ cung cấp khoảng 3% tổng lượng giống), tình trạng trộm cắp hủy diệt nguồn nghêu giống tự nhiên vẫn xảy ra phổ biến, phương thức khai thác không chú ý đến bảo vệ nghêu giống và bảo tồn nghêu bố mẹ, thiếu hệ thống thể chế và bộ máy quản lý hiệu lực, hiệu quả cho việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu.
Đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ ngành nghêu còn ít (dịch bệnh, quan trắc môi trường, sản xuất thức ăn tự nhiên, công nghệ làm sạch để ăn tươi sống), môi trường chưa được quản lý tốt, thiếu thể chế pháp lý cụ thể, thiếu thông tin dự báo cảnh báo môi trường cũng là những thách thức lớn đối với nghề nghêu… dẫn đến dịch bệnh trên nghêu ngày càng nhiều từ năm 2006 đến nay, sản lượng nghêu nuôi không ổn định.
Bên cạnh đó, các thành viên trong chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên liệu, mua bán trung gian, nhà máy chế biến, công ty xuất khẩu vẫn chưa có sự liên kết với nhau, trong đó các trung gian mua bán có sự chi phối lớn về giá và chưa có sự phân phối lợi ích và chi phí giữa các tác nhân tham gia chuỗi.
Giải pháp phát triển
Trước thực trạng nghề nuôi nghêu ĐBSCL và những kết quả đạt được của nghề nghêu MSC Bến Tre, để nghề nuôi nghêu ĐBSCL phát triển bền vững trong thời gian tới, bà Trần Thị Thu Nga kiến nghị: Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ cần hỗ trợ về chủ trương, chính sách đầu tư phát triển mạnh mẽ hơn vì mục tiêu phát triển bền vững; Các bộ, ngành liên quan sớm tổ chức đánh giá hiệu quả kinh tế, khoa học và xã hội do mô hình áp dụng tiêu chuẩn MSC mang lại làm cơ sở để hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách và khuyến cáo cho các địa phương; Các địa phương có tiềm năng trong vực ĐBSCL cần sớm xây dựng kế hoạch áp dụng các nguyên tắc phát triển bền vững, nhằm tổ chức quản lý, khai thác tốt hơn nguồn lợi nghêu tự nhiên, tạo vùng nguyên liệu an toàn thực phẩm cho chế biến xuất khẩu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng nghèo vùng ven biển.
Chương trình chứng nhận MSC là một chương trình do Hội đồng Biển Quốc tế (Marine Stewardship Council - MSC) tiến hành nhằm tìm kiếm và quảng bá các nghề cá khai thác bền vững (khai thác từ tự nhiên).
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, mít Thái được bà con nông dân huyện Chơn Thành (Bình Phước) đưa vào trồng nhiều do dễ trồng, chăm sóc và khoảng 2,5 năm cho thu hoạch. Những năm trước, mít Thái đã giúp nông dân xóa đói và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, mùa thu hoạch năm 2014, đến thời điểm này, thị trường mít rớt giá quá mạnh, gây thiệt hại nặng về kinh tế, làm cho bà con nông dân điêu đứng, dở khóc, dở mếu.
Về vùng chuyên canh thanh long trong những ngày này vào ban đêm, gần như đến nơi nào chúng tôi cũng thấy ánh đèn điện sáng choang phát ra từ những vườn thanh long làm rực sáng cả vùng quê. Hỏi ra mới biết, thời điểm này, nông dân đang tập trung xông đèn xử lý thanh long cho trái nghịch vụ.
“Ai cũng nói Lục Ngạn được trời phú cho chất đất hiếm nơi nào có. Vườn rộng mà không làm nên cơm cháo gì thì thật lãng phí. Vì thế tôi đã dồn hết tâm huyết vào chăm cây có múi để có hướng đi của riêng mình”. Anh Lưu Văn Sáng, thôn Trại Ba, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) mở đầu câu chuyện về nghề làm vườn với chúng tôi như thế.
Ngày 24-12, tại UBND thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang đã đến khảo sát và làm việc với Hợp tác xã (HTX) xoài Bảy Ngàn để xây dựng nhãn hiệu tập thể. Tại đây, HTX đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh hướng dẫn thực hiện các trình tự, thủ tục và gợi ý các mẫu logo nhãn hiệu xoài. Theo đó, HTX đã thống nhất chọn tên nhãn hiệu tập thể là Xoài cát Bảy Ngàn.
Với việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống cây ăn quả theo hướng nâng cao giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường, các nhà vườn tập trung đầu tư phát triển mạnh các giống cam như: đường canh, cam sành, cam V2. Riêng cam đường canh, tính đến đầu tháng 12, nông dân trong huyện đã thu hoạch được trên 500 tấn.