Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị trường thiết bị chăn nuôi sân của hàng nội

Thị trường thiết bị chăn nuôi sân của hàng nội
Ngày đăng: 21/07/2015

Theo các chủ trại chăn nuôi, thị trường thiết bị chăn nuôi, thiết bị xây dựng chuồng trại chủ yếu vẫn do sản phẩm nội làm chủ. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập hiện nay, các DN, chủ trang trại chăn nuôi lớn đang chuyển hướng đầu tư theo quy trình chăn nuôi tự động với những dây chuyền máy móc hiện đại. Ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi nội địa đang đứng trước áp lực cạnh tranh rất lớn khi bước vào sân chơi chung của thế giới.

* “Ăn theo” chăn nuôi

Theo các DN trong ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi và thiết bị chuồng trại, ngành này hình thành và phát triển khi chăn nuôi chuyển hướng từ nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình sang hình thức trang trại theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Đây cũng là giai đoạn ngành chăn nuôi thu hút mạnh đầu tư từ các tập đoàn, DN nước ngoài. Theo đó, hàng loạt trang trại nuôi gia công với quy mô lớn cho các DN nước ngoài hình thành, kéo theo sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị chuồng trại. Ông Lê Văn Đồng Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Kim Đồng Khánh (TP.Biên Hòa), chia sẻ: “Giai đoạn những năm 2000, chúng tôi chủ yếu nhận làm gia công các thiết bị chăn nuôi, thiết bị chuồng trại theo đơn đặt hàng của các công ty nước ngoài đầu tư theo hình thức nuôi gia công tại Đồng Nai. Nhận thấy tiềm năng lớn của thị trường này, chúng tôi thành lập công ty, không ngừng đa dạng mặt hàng, tạo nhãn hàng riêng cho sản phẩm... Các DN, cơ sở đầu tư vào lĩnh vực này cũng ngày càng nhiều, tạo cuộc chạy đua cạnh tranh trên thị trường”.

Theo nhiều chủ trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, ngành chăn nuôi muốn cạnh tranh tốt trong giai đoạn hội nhập cần đầu tư dây chuyền chăn nuôi tự động theo công nghệ hiện đại. Đa số các dây chuyền này hiện vẫn phải nhập khẩu. Đây đang là bất lợi của ngành sản xuất thiết bị, chuồng trại chăn nuôi nội địa vẫn phát triển theo hướng manh mún, nhỏ lẻ khi tham gia sân chơi thế giới.

Có thể nói, ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị chuồng trại hình thành và phát triển “ăn theo” ngành chăn nuôi. Những trồi sụt của thị trường này luôn gắn bó chặt chẽ với sức khỏe của ngành chăn nuôi. Chủ cơ sở Trường Phát (huyện Trảng Bom), chuyên sản xuất tấm đan chuồng heo, nhận xét: “Sản xuất trong ngành này mọi thứ đều trông vào con heo. Sản phẩm chăn nuôi có giá tốt, người chăn nuôi tái đàn nhiều thì sản phẩm của chúng tôi mới đắt hàng. Chính vì vậy, mọi hoạt động sản xuất của chúng tôi luôn theo sát thông tin về tình hình dịch bệnh, biến động giá cả trong chăn nuôi”. 

* Cạnh tranh bằng công nghệ

Hiện thị trường thiết bị chăn nuôi, thiết bị chuồng trại... khá đa dạng về các dòng sản phẩm cũng như các nhãn hàng nội địa cho khách lựa chọn. Nhiều DN, cơ sở sản xuất trong lĩnh vực này thường nhận dịch vụ thiết kế, xây dựng chuồng trại. Sản phẩm từ nơi sản xuất được cung cấp đến tận tay các chủ trang trại với giá tốt nhất vì giảm bớt được các khâu trung gian. Ông Lê Văn Linh, chủ cơ sở Đại Phát (TX.Long Khánh), chuyên sản xuất, cung cấp các thiết bị trong lĩnh vực chăn nuôi, cho biết: “Tuy mới tham gia thị trường vài năm trở lại đây, nhưng sản phẩm của chúng tôi đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Chúng tôi có thêm dịch vụ thiết kế, xây dựng chuồng trại theo đơn đặt hàng của khách. Thế mạnh của cơ sở chủ yếu là các sản phẩm về khung chuồng trại, dụng cụ cho ăn bằng inox... Tuy nhiên, chúng tôi có liên kết, lấy hàng từ các DN khác, đảm bảo khách hàng cần sản phẩm gì là chúng tôi đáp ứng được ngay”.

Theo ông Nguyễn Văn Chiểu, chủ trang trại đi tiên phong trên địa bàn tỉnh nuôi heo bằng đệm lót sinh học, thị trường thiết bị chăn nuôi nội địa ngày càng đa dạng về chủng loại, nhiều sản phẩm đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chứ không sản xuất theo hướng gia công như những năm trước. Ông Chiểu so sánh: “Trước đây, dòng sản phẩm tấm lót sinh học chủ yếu phải nhập khẩu thì nay nhiều DN trong nước đã sản xuất được. Tuy độ tinh xảo chưa bằng hàng nhập nhưng chất lượng và giá cả đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa”.


Có thể bạn quan tâm

Giá Chuối Trái Tăng Vì Xuất Khẩu Hút Hàng Giá Chuối Trái Tăng Vì Xuất Khẩu Hút Hàng

Ông Trần Danh Thế - giám đốc Công ty cổ phần sinh học Xanh Việt (Long Khánh, Đồng Nai) - cho biết hiện giá chuối trái được thương lái mua tại vườn xấp xỉ 6.000 đồng/kg, tăng 1.500 đồng so với cuối năm 2013.

03/03/2014
Kỳ Vọng Vào Gạo Thơm Kỳ Vọng Vào Gạo Thơm

Trong những năm gần đây xuất khẩu gạo thơm liên tục tăng. Nếu năm 2010 chỉ mới đạt trên 200.000 tấn thì năm 2011 tăng hơn gấp đôi, đạt 460.000 tấn. Năm 2012, con số này là trên 600.000 tấn và năm 2013 đạt tới trên 900.000 tấn.

03/03/2014
Rau, Trứng Ế Đồng Đắt Chợ Rau, Trứng Ế Đồng Đắt Chợ

Bà Đào Thị Hiệp, ngụ xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) có 2.500 m2 cải thảo to đẹp nhưng không bán được đành chặt bỏ. Ông Phạm Đình Thông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Thạnh cho biết trên địa bàn xã hiện có hơn 1.000 ha rau củ các loại nông dân phải cắt cho bò ăn hoặc cày làm phân xanh.

03/03/2014
'Rừng Hoa' Công Nghệ Cao 'Rừng Hoa' Công Nghệ Cao

Sản xuất giống hoa theo phương pháp cấy mô (invitro), xuất khẩu sang nhiều nước trong đó có cả “Vương quốc hoa” Hà Lan thu về 2 triệu USD/năm, đó là thành công của Công ty CP công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt.

03/03/2014
Thả 2,5 Vạn Tôm Giống Tại Đầm Cầu Hai Thả 2,5 Vạn Tôm Giống Tại Đầm Cầu Hai

Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Cầu Hai, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Phú Lộc thả hơn 2,5 vạn tôm giống tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khe Đập Làng, xã Lộc Bình (Phú Lộc).

04/03/2014