Phân bón Văn Điển nâng cao chất lượng cây thanh long
Nhu cầu dinh dưỡng của thanh long
- Thời kỳ kinh doanh, cây vừa sinh trưởng rất mạnh, vừa ra hoa, ra trái nên cần rất nhiều dinh dưỡng. Ngoài việc phải bón phân hữu cơ và vôi hàng năm, ta còn phải bón một lượng phân NPK theo các thời kỳ khác nhau. Trong thời gian nuôi cành, tạo tán, cây cần được bón các loại phân NPK có tỷ lệ đạm cao, lân vừa phải và kali thấp.
- Khi cây cần phân hóa mầm hoa, ta bón phân có hàm lượng đạm trung bình, lân cao và kali trung bình, để thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa và ra hoa dễ dàng. Bước sang giai đoạn nuôi trái, ta bón phân có hàm lượng đạm và kali cao, lân thấp...
- Thanh long là cây ưa đất tơi xốp, thoát nước tốt nhưng nó có bộ rễ ngắn ăn nông. Nếu ta bón loại phân dễ tan thì khi tưới nước, phân sẽ ngấm xuống tầng đất sâu, cây không thể hút được. Phân bón Văn Điển không tan trong nước, chỉ tan trong môi trường do rễ cây tiết ra nên hiệu quả sử dụng cao lên đến 97 – 98%.
Phân bón Văn Điển thích hợp cho cây thanh long
+ Loại phân ĐYT NPK 16.16.8: Có chứa 16%N, 16% P2O5, 8%K2O, 5% MgO, 10% CaO, 8% SiO2 và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu... tổng dinh dưỡng trên 63%.
+ Loại phân ĐYT NPK 16.6.16: Có chứa 16%N, 6%P2O5, 16%K2O, 2%S, 5% MgO, 8% CaO, 7% SiO2 và các chất vi lượng B, Mn,... tổng dinh dưỡng trên 60%.
Ngoài ra còn có sản phẩm phân nung chảy lân Văn Điển, dùng bón lót giúp cải thiện độ chua của đất (bón thay vôi) điều chỉnh pH đất và cung cấp cho cây rất nhiều các chất trung và vi lượng…
Phương pháp bón phân
- Ở thời kỳ KTCB:
+ Năm thứ nhất: Dùng 5 – 10kg phân hữu cơ với 0,5 – 1,0kg lân Văn Điển/trụ (bón trước khi trồng và 6 tháng sau khi trồng). Sau trồng 1 tháng bón 100g phân NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ. Sau đó định kỳ bón 3 tháng/lần, mỗi lần 500 – 600g phân NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ, rải phân xung quanh gốc, cách gốc 20 – 40cm, dùng rơm, cỏ khô tủ kín và tưới nước.
+ Năm thứ 2: Bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, bón 15-20kg phân hữu cơ với 1,0 – 1,5kg lân Văn Điển/trụ. Định kỳ bón 3 tháng/lần, bón 600 – 750g phân NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ.
- Ở thời kỳ kinh doanh: Bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, lượng bón 15-20kg phân hữu cơ với 1,0 – 1,5kg lân Văn Điển/trụ. Ngoài bón phân hữu cơ phải bổ sung 2,0 – 2,5kg NPK 16-16-8 Văn Điển/trụ. Lượng phân chia ra bón làm 4 lần: Lần 1 khoảng tháng 10: Sau khi tiến hành cắt cành tạo tán, bón 15- 20kg phân chuồng hoai với 1,0 – 1,5kg lân Văn Điển/trụ + 500 - 600gram NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ; lần 2 khoảng tháng 12: Bón 500 - 600gram NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ; lần 3 khoảng tháng 2: Bón 500 - 600gram NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ; lần 4 khoảng tháng 4: Bón 500 - 600gram NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ.
Giai đoạn nuôi trái, khi cây cho trái ổn định bón 1,8 – 2,4kg phân NPK 16-6-16 Văn Điển/trụ, chia ra làm 4 lần bón, mỗi tháng/lần. Lượng bón cụ thể như sau: Lần 5: Sau khi đậu trái 7 – 10 ngày, bón 450 - 600gram NPK 16.6.16 Văn Điển/trụ; Từ lần thứ 6 đến lần thứ 8, mỗi tháng/lần: Bón 450 - 600 gram NPK 16.6.16 Văn Điển/trụ.
Có thể bạn quan tâm
Mạnh dạn đầu tư trang thiết bị cũng như sáng tạo, áp dụng kỹ thuật mới trong chăm sóc chim bồ câu, gia đình chị Nguyễn Thị Phú ở thôn Hà Mỹ, xã Chu Điện
Từ hai bàn tay trắng, ông Nguyễn Thuận (58 tuổi) đã gây dựng thành công trang trại quy mô trên vùng cát ở xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền, TT-Huế)
Lúc cao điểm, trang trại của Đức có tới vài ba nghìn con gà thịt, hàng trăm con gà đẻ và thường xuyên có lớp gà con kế cận.
Nuôi bồ câu Pháp. Nhờ mát tay, mỗi tháng ông Tuấn thu về 45-50 triệu đồng từ bồ câu giống và bồ câu thương phẩm.
Mỗi năm gia đình ông Ngô Tùng Tân (Khánh Hòa) xuất bán ra thị trường từ 12 – 14 tấn cá mú nghệ thương phẩm cho thu nhập hàng tỷ đồng.