Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá còi xuất ngoại

Cá còi xuất ngoại
Publish date: Tuesday. July 7th, 2015

Sáng nào cũng vậy, khi thủy triều rút xuống là hàng chục phụ nữ, đàn ông ở các thôn Ninh Phú, Đông Hải, Yên Lộc, Mỹ Điền… của xã Đa Lộc kéo nhau ra biển để “săn” cá còi. Đồ nghề cho 1 ngày “úp mặt” ngoài bãi triều là chiếc giỏ đeo bên mình hoặc thêm 1 chiếc cần câu. “Săn” cá còi có 2 cách: dùng tay đào “tổ” hoặc để cá bò lên mặt nước đi kiếm ăn rồi câu.

Đang nhấn đôi tay xuống bùn để cào đất lên tìm cá, bà Trần Thị Thủy cho biết nghề này không biết có từ khi nào. “Cá còi có nhiều ở các bãi lầy thuộc cửa sông, biển, nơi mực nước không cao và lên xuống trong ngày. Loài cá này thường đào lỗ sống sâu dưới bùn như lươn, chạch” - bà Thủy nói.

Ông Vũ Văn Cần (ngụ thôn Yên Lộc) tung chùm lưỡi câu sắc nhọn ra xa, nơi có những chú cá còi đang thoăn thoắt chạy trên mặt nước sình lầy rồi nhanh tay giật chùm lưỡi trở lại. Đàn cá thấy động lao nhanh về tổ nhưng cũng có những con không kịp chạy đã bị lưỡi câu xuyên ngang mình.

Bỏ cá vào giỏ, ông Cần cho biết: “Ở vùng biển Hậu Lộc này, thủy triều thường rút vào thời điểm 8 - 9 giờ nên bà con đào, câu cá đúng vào giờ “nóng” nhất trong ngày; khoảng 13 - 14 giờ, nước lại lên cao thì không bắt được nữa”.

Theo người dân địa phương, cá còi ăn thơm ngon, béo hơn cả thịt nên được thị trường ưa chuộng. Khoảng vài năm trở lại đây, cá còi được xuất sang Trung Quốc rất nhiều nên mang lại thu nhập cao, ổn định cho người dân. Đầu vụ, 1kg cá còi thương lái thu mua tới 200.000 - 250.000 đồng, nhiều gia đình có 2 vợ chồng đi bắt cá thu được bạc triệu mỗi ngày là chuyện không hiếm. “Bây giờ giá bán chỉ còn 100.000 đồng/kg nhưng được cái là lúc nào cũng “cháy hàng”, cá mang lên tới bờ là có người tới thu mua” - ông Cần nói.

Theo ông Vũ Văn Đỉnh, Chủ tịch UBND xã Đa Lộc, đào bắt cá còi tuy không phải nghề chính nhưng mang lại thu nhập cao cho người dân. “Mấy năm gần đây, vùng triều ngày một thu hẹp, gây khó khăn cho người dân đánh bắt cá tự do nên chúng tôi đã phối hợp với lực lượng biên phòng yêu cầu các hộ nuôi ngao không được cắm cọc cách chân đê kè 500m, giúp cho tàu bè ra vào thuận lợi và quan trọng hơn là giữ lại vùng triều để người dân có nơi đào bắt cá” - ông Đỉnh thông tin.


Related news

Khóm phụng, khóm son khoe sắc Khóm phụng, khóm son khoe sắc

Những ngày này, về xã Thạnh Mỹ (Tân Phước - Tiền Giang), nhìn những trái khóm (miền Bắc gọi là dứa, miền Trung gọi là thơm) phụng, khóm son màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo vươn mình trong nắng ấm, chúng tôi cảm nhận dường như không khí Tết Nguyên đán đang đến rất gần. Hiện, bà con đang tất bật chăm sóc để kịp cung ứng cho thị trường trái cây trưng mâm ngũ quả ngày Tết.

Thursday. December 31st, 2015
Chiêu độc thu tiền tỷ của lão nông miền Tây bẫy dơi lấy phân bón sầu riêng Chiêu độc thu tiền tỷ của lão nông miền Tây bẫy dơi lấy phân bón sầu riêng

Trồng sầu riêng trong vườn nhà, bón phân dơi và áp dụng kỹ thuật tốt, ông Lê Văn Sáu (65 tuổi), ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có thu nhập hàng tỷ đồng.

Thursday. December 31st, 2015
Biến đồng hoang thành tiền tỷ Biến đồng hoang thành tiền tỷ

“Phi thương bất phú”, bởi vậy ở cái tuổi 76 ông Phạm Văn Chép thôn Trung tâm xã Hợp Thịnh - Hiệp Hòa (Bắc Giang) vẫn quyết tâm làm kinh tế, phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây lẫy gồ, cây ăn quả, nuôi gia cầm và đã cho thu bạc tỷ mỗi năm.

Thursday. December 31st, 2015
Phật thủ - Cây làm giàu của nông dân Phật thủ - Cây làm giàu của nông dân

So với cấy lúa, trồng ngô ở vùng nông thôn thì trồng cây phật thủ cho thu nhập cao gấp 4 đến 5 lần. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Khuyên xóm Thông, Hợp Thịnh, Kỳ Sơn (Hòa Bình) nhờ cây trồng này mà đưa cuộc sống của gia đình từ khó khăn vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương.

Thursday. December 31st, 2015
Tỷ phú cây ngũ-thất-cửu quả không hề giấu bí quyết Tỷ phú cây ngũ-thất-cửu quả không hề giấu bí quyết

Nhiều năm trong nghề chăm cây cảnh và là chủ nhân của nhiều sáng tạo siêu "độc" lạ, ông Lê Đức Giáp được nhiều người coi như một "cuốn từ điển bách khoa", một người “thầy giáo” trong nghề trồng cảnh.

Monday. January 4th, 2016