Cá Chuồn Lại Rớt Giá
Tháng 4, mùa cá chuồn về. Cứ tưởng nhiều ngư dân sẽ vui mừng khi khoang tàu đầy ắp cá và sẽ thu được một khoản tiền lớn. Thế nhưng, từ đầu mùa cá đến giờ, nhiều ngư dân ở cảng Sa Kỳ cảm thấy đắng lòng khi mùa cá chuồn năm nay rớt giá.
Chiếc tàu chở cá chuồn của chủ tàu Đỗ Văn Kha vừa cập cảng Sa Kỳ, nhưng người dân không có vẻ gì gọi là hớn hở. Ngược lại, nhiều người còn tỏ ra khá buồn khi giá cá chuồn mùa này thấp hơn nhiều so với các năm trước. Hiện tại, giá cá chuồn chủ tàu bán cho tiểu thương chỉ dao động từ 15 – 16 nghìn đồng/kg. Các tiểu thương mang ra các chợ bán lại cũng chỉ chừng 20-22 nghìn đồng/kg.
Anh Bùi Đức Thọ, quản lý vựa cá Thành Hảo cho biết: “Năm nay giá cá chuồn không cao. Người đánh cá về bán tại bến cho chủ các vựa cá với giá rất thấp, mặc dù cá to và tươi”.
Đã vậy, đợt này số lượng cá chuồn đánh bắt được cũng giảm dần. Những đợt cá của các năm trước, mỗi tàu cá khi cập bến, mang về ít nhất là 10 tấn cá. Nhưng đợt này, mỗi tàu chỉ thu về chỉ vỏn vẹn 4 tấn mà kinh phí cho mỗi chuyến đi lại rất cao. Bình quân mỗi đợt ra khơi phải mất 20 đến 25 ngày, chi phí lên đến gần 100 triệu đồng. Nhiều chủ tàu điêu đứng khi giá cá quá thấp, không thu lại được vốn.
Anh Đỗ Văn Kha, chủ tàu cá QNg 95147TS chia sẻ: “Đợt này đi biển đánh cá mất hơn 80 triệu tiền dầu, nhưng thu lại không đủ vốn mà còn tốn công nữa. Đầu mùa thì thời tiết mưa gió, biển động nên không dám đánh cá xa bờ. Cuối mùa thì cá chuồn xuống giá trầm trọng. Ba phiên đầu coi như mất trắng”.
Ông Hảo, chủ vựa cá Thành Hảo, thôn Định Tân, Bình Châu cho biết: “Mình là chủ vựa cá và đầu tư tàu thuyền cho ngư dân thuê. Giờ cá về, có lời lỗ gì cũng phải mua cho họ thôi. Cá chuồn rớt giá nên nhiều ngư dân và cả những chủ vựa như chúng tôi đành chịu lỗ”.
Cá chuồn rớt giá, khiến nhiều ngư dân cũng như các chủ tàu đánh bắt cá chuồn ở Bình Châu gặp khó khăn. Đầu ra cho thủy sản luôn là vấn đề mà ngư dân trăn trở.
Có thể bạn quan tâm
Những tháng cuối năm, trên địa bàn tỉnh ta, nhất là các huyện vùng cao thường có gió lạnh, sương mù kèm nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng đàn vật nuôi, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không được chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống đói rét tốt sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.
Là một người ham tìm tòi, học hỏi những mô hình kinh tế hiệu quả để về áp dụng vào kinh tế gia đình, năm 2010, trong một lần tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, anh Tiển nhận thấy mô hình nuôi bồ câu Mỹ dễ áp dụng bởi không cần nhiều vốn đầu tư cũng như ít công chăm sóc mà lợi nhuận cao, nên anh quyết định áp dụng.
Hơn 90 ngàn con gà được nuôi trong những trại có không khí mát lạnh rộng 5ha, các khâu chăn nuôi đều theo quy trình tự động, cho ra hơn 5 tấn trứng sạch và an toàn mỗi ngày. Đó là những con gà của ông Nguyễn Công Khanh ở thôn Thanh Bình 1, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng.
Hiện nay, nhiều gia đình không chỉ có nhu cầu tìm mua các loại rau an toàn (RAT) mà còn tự sản xuất để phục vụ cho bữa ăn hằng ngày, nhằm đảm bảo sức khỏe. Song, trở ngại lớn là vấn đề thiếu đất sản xuất, nhất là các hộ gia đình ở đô thị. Mô hình "sản xuất rau ăn lá an toàn không cần đất qui mô hộ gia đình" đã và đang được Bình Thủy, TP Cần Thơ triển khai thực hiện, mở hướng cho các hộ gia đình phát triển sản xuất RAT mà không cần đất.
Theo thông tin từ Chi cục Lâm nghiệp tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có 8.994 ha quế, trong đó, diện tích quế cho khai thác hằng năm (tỉa thưa) 4.600 ha, diên tích quế đang trong giai đoạn chăm sóc 4.300 ha. Các huyện có diện tích cây quế lớn là Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên và Văn Bàn.