Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Chuồn Lại Rớt Giá

Cá Chuồn Lại Rớt Giá
Publish date: Thursday. May 8th, 2014

Tháng 4, mùa cá chuồn về. Cứ tưởng nhiều ngư dân sẽ vui mừng khi khoang tàu đầy ắp cá và sẽ thu được một khoản tiền lớn. Thế nhưng, từ đầu mùa cá đến giờ, nhiều ngư dân ở cảng Sa Kỳ cảm thấy đắng lòng khi mùa cá chuồn năm nay rớt giá.

Chiếc tàu chở cá chuồn của chủ tàu Đỗ Văn Kha vừa cập cảng Sa Kỳ, nhưng người dân không có vẻ gì gọi là hớn hở. Ngược lại, nhiều người còn tỏ ra khá buồn khi giá cá chuồn mùa này thấp hơn nhiều so với các năm trước. Hiện tại, giá cá chuồn chủ tàu bán cho tiểu thương chỉ dao động từ 15 – 16 nghìn đồng/kg. Các tiểu thương mang ra các chợ bán lại cũng chỉ chừng 20-22 nghìn đồng/kg.

Anh Bùi Đức Thọ, quản lý vựa cá Thành Hảo cho biết: “Năm nay giá cá chuồn không cao. Người đánh cá về bán tại bến cho chủ các vựa cá với giá rất thấp, mặc dù cá to và tươi”.

Đã vậy, đợt này số lượng cá chuồn đánh bắt được cũng giảm dần. Những đợt cá của các năm trước, mỗi tàu cá khi cập bến, mang về ít nhất là 10 tấn cá. Nhưng đợt này, mỗi tàu chỉ thu về chỉ vỏn vẹn 4 tấn mà kinh phí cho mỗi chuyến đi lại rất cao. Bình quân mỗi đợt ra khơi phải mất 20 đến 25 ngày, chi phí lên đến gần 100 triệu đồng. Nhiều chủ tàu điêu đứng khi giá cá quá thấp, không thu lại được vốn.

Anh Đỗ Văn Kha, chủ tàu cá QNg 95147TS chia sẻ: “Đợt này đi biển đánh cá mất hơn 80 triệu tiền dầu, nhưng thu lại không đủ vốn mà còn tốn công nữa. Đầu mùa thì thời tiết mưa gió, biển động nên không dám đánh cá xa bờ. Cuối mùa thì cá chuồn xuống giá trầm trọng. Ba phiên đầu coi như mất trắng”.

Ông Hảo, chủ vựa cá Thành Hảo, thôn Định Tân, Bình Châu cho biết: “Mình là chủ vựa cá và đầu tư tàu thuyền cho ngư dân thuê. Giờ cá về, có lời lỗ gì cũng phải mua cho họ thôi. Cá chuồn rớt giá nên nhiều ngư dân và cả những chủ vựa như chúng tôi đành chịu lỗ”.

Cá chuồn rớt giá, khiến nhiều ngư dân cũng như các chủ tàu đánh bắt cá chuồn ở Bình Châu gặp khó khăn. Đầu ra cho thủy sản luôn là vấn đề mà ngư dân trăn trở.


Related news

Chưa Quan Tâm Đúng Mức Nguồn Con Giống Chưa Quan Tâm Đúng Mức Nguồn Con Giống

Tuy nhiên ở nước ta, việc đầu tư phát triển nguồn con giống phục vụ cho chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Hiện cả nước có 195 cơ sở sản xuất giống lợn cụ kị (GGP) và ông bà (GP) với tổng đàn nái khoảng 73,5 ngàn con, trong đó có 10 cơ sở, 4,4 ngàn lợn nái cụ kị và ông bà thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT (chiếm 5,9% đàn GGP và GP của cả nước).

Tuesday. November 5th, 2013
Tăng Thêm 1 Triệu Con Gà Tăng Thêm 1 Triệu Con Gà

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai, tổng đàn gà trên địa bàn tỉnh hiện nay trên 11,6 triệu con, tăng khoảng 1 triệu con so với cuối năm 2012. Trong đó, chăn nuôi theo hình thức trang trại chiếm hơn 88%, chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ gần 12%. Các công ty chăn nuôi nước ngoài và liên doanh chiếm gần 2/3 tổng đàn gà của tỉnh.

Tuesday. November 5th, 2013
Phòng Chống Đói, Rét Cho Trâu, Bò Phòng Chống Đói, Rét Cho Trâu, Bò

Hàng năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò; chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn phối hợp với các hội đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho trâu, bò đến tận người chăn nuôi. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết để người chăn nuôi chủ động hơn.

Tuesday. November 5th, 2013
Nhọc Nhằn Làm Nông Sản Sạch Nhọc Nhằn Làm Nông Sản Sạch

Họ đã từng háo hức làm bằng được nông sản sạch theo các quy trình GlobalGAP (chuẩn toàn cầu), VietGAP (chuẩn Việt Nam) để xin cấp giấy chứng nhận. Sau 1 năm chứng nhận hết hạn, tính toán lại số tiền bỏ ra làm GAP cao hơn nhiều so với tiền lời, nông dân lặng lẽ rút lui.

Tuesday. November 5th, 2013
Hướng Đến Phát Triển Hồ Tiêu Bền Vững Hướng Đến Phát Triển Hồ Tiêu Bền Vững

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai sâu bệnh hại hồ tiêu bùng phát khá mạnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Trong khi đó, do tiêu được giá khiến bà con ồ ạt mở rộng diện tích, càng làm cho dịch bệnh lây lan nhanh và khó kiểm soát. Để giúp nông dân khắc phục tình trạng này, Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã xây dựng và chuyển giao mô hình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM trên cây hồ tiêu, bước đầu thu được kết quả khả quan.

Tuesday. November 5th, 2013